Thế giới

Tiềm năng tương lai từ du lịch biển và ven biển

ClockThứ Bảy, 16/07/2022 12:32

Sau 2 năm đóng cửa biên giới, Australia sẽ đón du khách trở lại từ 21/2Du lịch toàn cầu giảm 25%, 50 triệu vị trí việc làm đối mặt với nguy cơ do COVID-19

Du lịch và lữ hành đã đóng góp hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, đồng thời tạo việc làm cho khoảng 333 triệu người vào năm 2019. Trong đó, khoảng 80% hoạt động du lịch tập trung ở các khu vực ven biển, kỳ nghỉ ở bãi biển và những hoạt động như lặn biển, câu cá thể thao, đi tàu du lịch, chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế đại dương trên toàn thế giới. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lĩnh vực này là nguồn việc làm chính ở hầu hết các quốc gia đang phát triển đảo nhỏ (SIDS), 2/3 trong số đó dựa vào du lịch, chiếm hơn 20% GDP.

Bãi biển Maya (Thái Lan) đã mở cửa trở lại cho du khách từ đầu năm nay, sau 3 năm đóng cửa nhằm tạo điều kiện phục hồi hệ sinh thái. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Thế nhưng, hàng triệu sinh kế và hệ sinh thái mà du lịch biển và ven biển dựa vào đang bị đe dọa, do sự khai thác quá mức, hành vi của người tiêu dùng, cùng 2 vấn đề là biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng cường khả năng phục hồi nhanh của du lịch biển và ven biển?

Theo ông Wouter Schalken, chuyên gia cao cấp về du lịch bền vững của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), công tác bảo vệ đa dạng sinh học, các giải pháp dựa vào thiên nhiên để thích ứng với khí hậu, những khoản đầu tư xanh, cũng như các hoạt động du lịch xanh và bền vững hơn có thể đưa ra giải pháp hiệu quả về chi phí và lâu dài hơn trong việc xây dựng các hệ sinh thái, các cộng đồng và hoạt động kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn. Đồng thời, những giải pháp này có thể cung cấp thêm nguồn thu nhập và việc làm. Trong đó, tăng cường khả năng phục hồi nhanh của du lịch biển và ven biển đòi hỏi sự can thiệp trên 3 lĩnh vực.

Chính sách, kế hoạch và tài chính

Thứ nhất, lĩnh vực du lịch biển và ven biển yêu cầu chính sách và quy định phù hợp để đảm bảo sự linh hoạt và tính bền vững. Các điểm đến phụ thuộc nhiều vào du lịch biển và ven biển nên có những chính sách riêng, nhằm giải quyết những thách thức của ngành. Chính sách phù hợp bao gồm các yếu tố như sự hỗ trợ đối với một mạng lưới khu bảo tồn gồm các công viên, khu bảo tồn biển và ven biển, chẳng hạn như các công viên bãi biển và các quy định cấm bán/sử dụng nhựa, đóng cửa những địa điểm và khu vực trong mùa sinh sản của sinh vật biển, hay thậm chí là giới hạn về số lượng du khách đến các điểm tham quan nổi tiếng.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần được trao quyền và ngân sách, nhằm đảm bảo nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động du lịch bền vững và linh hoạt. Cơ quan này cần đội ngũ nhân viên có trình độ, cũng như các dữ liệu liên quan để đưa ra những quyết định có tầm nhìn dài hạn về sự thay đổi của khí hậu và các rủi ro thiên tai.

Giải pháp dựa trên cơ sở hạ tầng, thiên nhiên

Tiếp đó, du lịch cần có cơ sở hạ tầng vật chất phù hợp để đảm bảo khả năng phục hồi nhanh. Cơ sở hạ tầng này cần có đủ năng lực, chẳng hạn như hệ thống nước thải ở các thị trấn ven biển, hoặc bãi đậu xe ở bãi biển, đồng thời phản ánh những biện pháp giảm thiểu khí hậu, chẳng hạn như quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng để giải quyết tác động bất lợi của thời tiết, bao gồm bão và lũ.

Cơ sở hạ tầng vật chất cũng cần áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, các biện pháp như bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, không chỉ thúc đẩy du lịch thiên nhiên mà còn bảo vệ các bờ biển khỏi lũ lụt, đóng vai trò như một công cụ cho ngành này hướng tới khả năng chống chịu với khí hậu.

Thực tiễn hoạt động và đa dạng hóa

Người tiêu dùng và khách du lịch hiện có nhận thức cao hơn nhiều về môi trường, và ngành du lịch đã bắt đầu thích ứng. Từ đó, ông Wouter Schalken cho rằng, thách thức là làm sao để tất cả các doanh nghiệp hoạt động một cách bền vững, bao trùm và tích cực về môi trường.

Ngoài ra, sự đa dạng hóa trên các thị trường đã chứng minh khả năng tăng cường sự phục hồi nhanh trong giai đoạn đại dịch COVID-19, khi các thị trường nội địa chiếm ưu thế, và các Chính phủ có thể tận dụng cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để đa dạng hóa nền kinh tế, qua đó giảm tác động có hại từ các cú sốc trong tương lai. “Khả năng phục hồi nhanh còn được nhận ra ở khả năng tạo ra giá trị sinh kế ngoài du lịch từ các nguồn tài nguyên biển và ven biển”, chuyên gia cao cấp của ADB nói thêm. Có thể thấy, các khu bảo tồn biển giúp cải thiện nguồn cá, có thể duy trì nguồn cung cấp protein dồi dào cho các cộng đồng ven biển trong giai đoạn kinh tế sụt giảm khi vắng khách du lịch.

Một lĩnh vực du lịch biển và ven biển có khả năng phục hồi nhanh đòi hỏi những can thiệp tích cực, mang tính phối hợp ở cấp độ hoạt động của ngành du lịch, được hỗ trợ bởi chính sách và quy định phù hợp, và được cung cấp thông tin bằng dữ liệu thời gian thực... Điều này không chỉ có lợi cho sự ổn định về khí hậu, mà còn cho sinh kế và hạnh phúc của người dân ở châu Á - Thái Bình Dương.

LÊ THẢO (Lược dịch từ adb.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Sẵn sàng cho mùa du lịch biển

Khởi động mùa du lịch biển và chương trình “Thuận An Biển gọi năm 2024”, tại bãi tắm Thuận An, UBND TP. Huế và phường Thuận An đã và đang hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang khuôn viên bãi tắm cũng như kiện toàn các tổ bảo vệ, cứu hộ… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Return to top