Thế giới

Tiềm tàng rủi ro trong sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi du lịch

ClockThứ Bảy, 06/08/2022 17:19
TTH.VN - Sự hồi sinh của ngành du lịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Thái Bình Dương vào năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19, cùng với giá cả hàng hóa tăng cao và biến đổi khí hậu đang là những yếu tố tiếp tục tạo nên rủi ro, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết.

Du lịch Italy được dự báo trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phátHàn Quốc thúc đẩy du lịch, công nghệ mới trong năm 2022Ngân hàng Thế giới: Thái Lan dự báo chỉ tăng trưởng 1% trong năm 2021ASEAN và Trung Quốc nên thiết lập bong bóng du lịch

Khu vực Thái Bình Dương tăng trưởng nhờ sự phục hồi trong ngành du lịch. Ảnh minh họa: TTXVN/VTV News

Sau khi kinh tế suy giảm 0,6% vào năm 2021, báo cáo Giám sát Kinh tế Thái Bình Dương (PEM) của ADB vừa công bố chỉ ra rằng, Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm nay và tăng lên đến 5,4% trong năm 2023. Sự thay đổi này phản ánh lượng du khách ngày càng tăng đang đến các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Quần đảo Cock, Fiji và Palau...

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo PEM, xung đột Nga – Ukraine cũng mang lại rủi ro cho tiểu vùng thông qua việc tăng chi phí nhập khẩu và vận tải, lạm phát tăng mạnh, đồng thời gia tăng thâm hụt thương mại và tài khóa trên khắp Thái Bình Dương. Các rủi ro khác đối với sự phục hồi của Thái Bình Dương bao gồm lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và một số thách thức trong tiến trình triển khai vaccine, cũng như tính dễ bị tổn thương của khu vực đối với biến đổi khí hậu và thiên tai.

“Triển vọng này đối với Thái Bình Dương là đáng hoan nghênh sau hơn 2 năm tăng trưởng âm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Song rủi ro đáng kể đối với khu vực vẫn còn. Điều quan trọng là các đối tác phát triển, các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo tiến trình phục hồi vẫn tiếp tục được diễn ra”, Tổng Giám đốc ADB phụ trách Thái Bình Dương Leah Gutierrez cho hay.

Được biết, báo cáo PEM xác định các nền kinh tế Thái Bình Dương là một trong những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Tác động của những cú sốc này, cộng với ảnh hưởng của đại dịch và giá cả hàng hóa tăng vọt là khá lớn. Đảm bảo tăng trưởng bền vững sẽ phụ thuộc vào việc đầu tư vào khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, song chi phí có thể vượt quá nguồn lực của chính phủ. Tuy vậy, nhìn chung, tiếp tục nỗ lực tăng cường quản lý tài chính công sẽ hỗ trợ tính bền vững tài khóa, khôi phục vùng đệm nguồn nhân lực và tái thiết lập nền tảng vững chắc cho những cuộc khủng hoảng tiềm tàng sắp tới.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top