Thế giới

TikTok tiếp cận thị trường Đông Nam Á thông qua thúc đẩy thương mại điện tử

ClockThứ Ba, 18/10/2022 11:48
TTH.VN - TikTok đang thúc đẩy sự hiện hiện về thương mại điện tử của mình vào thị trường Đông Nam Á, khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đẩy mạnh thương mại hóa ứng dụng video ngắn để tạo ra nguồn doanh thu mới.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại CampuchiaRCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vựcViệt Nam tham dự Hội chợ Thương mại hữu cơ hàng đầu thế giới tại ĐứcRCEP - Ví dụ điển hình cho hệ thống thương mại cởi mở, toàn diện và dựa trên quy tắcẤn Độ dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về thu hút các khoản đầu tư vào fintech

TikTok và nền tảng mua sắm điện tử của TikTok hiện đang được nhiều người dùng ở Đông Nam Á quan tâm. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã khai trương các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Singapore, mở rộng sự hiện diện của mình sang tất cả các thị trường lớn trong khu vực. Được biết, TikTok đã đưa vào hoạt động dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á kể từ đầu năm 2021.

Kể từ tháng 8, TikTok đã khởi động một số sự kiện mua sắm lớn trong khu vực để thu hút người tiêu dùng đến với TikTok Shop, thị trường thương mại điện tử của TikTok, trong đó bao gồm chiến dịch “Giảm giá 8/8” kéo dài xuyên suốt 1 tuần lễ...

Các chiến dịch bán hàng đã giúp tăng gấp đôi và gấp 3 tổng lượng hàng hóa trung bình hằng ngày (GMV) của TikTok Shop. Tại Indonesia, đơn đặt hàng ghi nhận trên TikTok Shop trong tháng lễ hội Ramadan tăng 493%, khi tổng lượng hàng hóa trung bình tăng 92%.

Đông Nam Á, khu vực gồm 11 quốc gia với 682 triệu dân và tổng GDP đạt 30 nghìn tỷ USD, đóng góp gần 80% GMV thương mại điện tử của TikTok và là một điểm sáng trong nỗ lực bán lẻ toàn cầu của công ty, khi TikTok gặp khó khăn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh tại các nền kinh tế lớn của phương Tây. Dân số ngày càng tăng của khu vực và cơ sở hạ tầng thương mại điện tử đang dần được cải thiện, được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho tăng trưởng trong tương lai.

Đặt cược vào 1 tỷ người dùng tích cực hàng tháng của TikTok trên toàn thế giới, ByteDance – công ty mẹ của TikTok tin tưởng vào bước đột phá về thương mại điện tử của mình, nhằm giúp thương mại hóa ứng dụng và hướng đến mục tiêu thu lợi nhuận khi đối mặt với áp lực từ việc thắt chặt các quy định và rủi ro địa chính trị.

Bên cạnh thị trường Đông Nam Á, hiện TikTok cũng đang mở rộng dấu ấn thương mại điện tử của mình ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên mức độ chấp nhận của người dùng vẫn chưa cao bằng khu vực Đông Nam Á.

So sánh với dòng khách phương Tây, nơi người tiêu dùng chuộng các sản phẩm có thương hiệu hơn, người tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á thường bị thu hút nhiều hơn bởi sự cạnh tranh về giá trên TikTok Shop. Vì vậy, tuy vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đơn cử như sự cạnh tranh của các nền tảng mua sắm trực tuyến khác như AliExpress và Shopee, song tiềm năng phát triển của TikTok tại thị trường Đông Nam Á hiện vẫn được nhận định là có nhiều ưu thế.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác những luận điệu “miệt thị, kích động gây chia rẽ vùng miền”

Vừa qua, trên nền tảng mạng xã hội TikTok xuất hiện tài khoản “Hải Dương Xâu Sắc” và một số tài khoản vệ tinh đăng tải các video có nội dung “bất mãn” với Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 54); “hạ thấp kết quả” nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan ban, ngành Trung ương từng bước công nhận trong việc thực hiện các yêu cầu, tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương.

Cảnh giác những luận điệu “miệt thị, kích động gây chia rẽ vùng miền”
Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh

Hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) khai mạc sáng 30/8. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 của tỉnh do Sở Công thương và các sở, ngành hữu quan phối hợp tổ chức.

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh
Return to top