Thế giới

Ấn Độ dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về thu hút các khoản đầu tư vào fintech

ClockThứ Hai, 21/03/2022 17:45
TTH.VN - Năm 2021 được xem là một năm bội thu của lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) ở khi quốc gia này tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và giới doanh nhân tìm kiếm các cơ hội khác ngoài thương mại điện tử.

Fintech ở ASEAN thu hút nguồn tài trợ kỷ lục 9 tháng đầu năm 2021Châu Á - Thái Bình Dương: Tăng mạnh nhu cầu về ứng dụng fintechNgành công nghiệp Fintech Đông Nam Á dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2025

Ấn Độ dẫn đầu về các khoản đầu tư vào fintech ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Vneconomy

Theo một báo cáo mới, Ấn Độ dẫn đầu về các khoản đầu tư vào fintech ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 5,94 tỷ USD được huy động từ 236 thương vụ trong năm ngoái.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng thu hút được nhiều nguồn tài trợ nhất trong năm 2020, với 1,50 tỷ USD được huy động từ 118 thương vụ. Ngành công nghiệp thanh toán Ấn Độ cũng chứng kiến ​​mức tài trợ cao nhất, chiếm 45% tổng số vốn huy động được. Các công ty fintech của quốc gia này dự kiến ​​sẽ đạt mức định giá từ 150 tỷ - 160 tỷ USD vào năm 2025.

Ấn Độ là điểm đến tiếp theo cho các nhà cung cấp dịch vụ fintech. Quốc gia này có dân số 1,3 tỷ người và trở thành một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới mà bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ fintech nào cũng muốn khám phá và khai thác.

Đất nước này là quê hương của một số công ty fintech sáng tạo nhất, đang trở thành hình mẫu toàn cầu về các mô hình kinh doanh độc đáo, với những công nghệ và sản phẩm đột phá. Nhiều công ty fintech của Ấn Độ đã huy động được số vốn đáng kể và thu được kết quả ấn tượng trong vài năm qua.

Hai trong số các công ty Fintech nổi bật đang tạo nên làn sóng ở Ấn Độ là PhonePe và Paytm, với ​​sự phát triển theo cấp số nhân kể từ khi thành lập, cung cấp các giải pháp thanh toán và thương mại di động ở Ấn Độ, bao gồm các dịch vụ tương tự như chuyển tiền trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng bán lẻ, thanh toán hóa đơn điện nước, phiếu mua hàng và thậm chí cả vé xem phim.

Quốc gia này cũng có tỷ lệ chấp nhận cao nhất với hơn 2.100 fintech. Theo thống kê của Statista, Ấn Độ có số lượng kỳ lân cao thứ hai ở châu Á – Thái Bình Dương và có mức độ tập trung cao thứ ba trên toàn thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó, các khoản đầu tư mạo hiểm vào các fintech có trụ sở tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã tăng lên mức cao kỷ lục 15,69 tỷ USD trong năm 2021, tăng hơn gấp đôi so với con số 6,73 tỷ USD của năm trước đó.

Các công ty fintech của APAC đã đạt được 754 giao dịch trong năm 2021, tương ứng tăng 81% và 49% so với năm 2020 và 2019.

Đáng chú ý, dữ liệu cũng cho thấy lĩnh vực công nghệ tài chính ở Đông Nam Á tiếp tục phát triển mạnh, với mức kỷ lục 4,7 tỷ USD từ 217 giao dịch, tăng từ 1,13 tỷ USD của 118 thương vụ trong năm trước đó.

Báo cáo cũng cho biết thêm rằng vào năm 2022, thị trường tư nhân sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho các fintech khi lãi suất sắp tăng và sự biến động thị trường chứng khoán, kéo theo đó gây ảnh hưởng đến triển vọng của các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Bảo Nghi (Lược dịch từ Fintechnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top