Thế giới

Tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu

ClockThứ Hai, 28/03/2022 20:41
TTH - Có thể nói, để đối phó với đại dịch, nhiều biện pháp hạn chế đi lại và đặc biệt là các hạn chế kéo dài đã gây ra những tổn thất lớn cho cuộc sống, mang lại nhiều sự mệt mỏi, tù túng, cũng như tác động đến sinh kế và nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc nhiều quốc gia hướng đến xem xét COVID-19 như bệnh đặc hữu, trong đó tất cả các giới hạn về giờ giấc của các hoạt động kinh doanh và giới hạn 50% công suất cho các sự kiện xã hội đều được xóa bỏ đã được nhiều người hoan nghênh và vui mừng.

Omicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu Âu

Cần khởi động lại nền kinh tế quốc gia một cách bền vững và tốt đẹp hơn. Ảnh minh họa: Người Lao động

Tuy mọi chuyện đã dần đi vào quỹ đạo sau nhiều nỗ lực của chính phủ và người dân, song cũng cần phải nhắc lại lời khẳng định của Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan rằng, bản thân bệnh đặc hữu không có nghĩa là tốt hay an toàn. Nó chỉ có nghĩa là virus SARS-CoV-2 luôn ở đây, nó tồn tại mãi mãi. Điều này cũng tương đương với việc dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan, vẫn có thể gây bệnh và dẫn đến các ca tử vong.

Vấn đề đáng lo ngại là một số quốc gia đã thông báo xem COVID-19 là bệnh đặc hữu quá sớm, trong bối cảnh tổng số ca nhiễm vẫn đang ở mức kỷ lục và chưa có dấu hiệu suy giảm thực sự.

Để tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu, thứ nhất, thay vì nhấn mạnh vào việc tiêm liều tăng cường cho tất cả mọi người, cần tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu chiến lược giảm nhẹ, cũng như cách thức giảm số lượng tử vong và số ca nhiễm.

Thứ hai, một vấn đề đáng lưu tâm là ngay cả khi biến thể Omicron ít độc hại hơn, thì số ca nhiễm vẫn tăng. Do đó, cần học hỏi từ các đợt dịch gây nên bởi biến thể Delta, phải tập trung quản lý tích cực những bệnh nhân có triệu chứng, đặc biệt là người cao tuổi có tiền sử bệnh và giảm nguy cơ tử vong cho họ trước khi đến cơ sở y tế.

Thứ ba, cải thiện quản lý ca bệnh ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và thậm chí là tại nhà (lệnh giám sát tại nhà), cũng như tham gia hiệu quả vào mạng lưới các phòng khám tư nhân trên toàn quốc như một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Thứ tư, nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao gồm nguồn nhân lực ở tuyến y tế ban đầu và nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ để có khả năng phát hiện và quản lý dịch bệnh trong tương lai trong tình trạng “đặc hữu”.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường giám sát bộ gene để phát hiện sự du nhập của các biến thể mới. Bộ Y tế phải cam kết tiến hành giải trình bộ gene đầy đủ, trên ít nhất 2% mẫu dương tính theo chủ trương của WHO nhằm nhanh chóng xác định các biến thể mới.

Cuối cùng, chúng ta cần tự nhủ sắp có một biến thể mới mạnh hơn tiếp theo sẽ xuất hiện, thậm chí là còn lây nhiễm hơn và gây bệnh nặng hơn biến thể phụ BA.2 của Omicron. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới thực sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng y tế công cộng và xây dựng các nguồn lực y tế.

Các quốc gia cần ghi nhớ một bài học. Phải đảm bảo mọi hành động tiếp theo là thực tế, đặt y tế, kinh tế và sinh kế Quốc gia lên hàng đầu trong chính sách cải cách toàn diện. Hãy cùng nhau thực hiện hành trình này một cách có trách nhiệm và khởi động lại nền kinh tế quốc gia một cách bền vững và tốt đẹp hơn, giới chuyên gia khẳng định.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy tỉnh táo hỡi các bạn nữ

Đó là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở đến với các bạn nữ hiện nay, nhất là các bạn sinh viên sống xa gia đình trước đầy rẫy cạm bẫy của cuộc sống. Xa quê, xa gia đình, bạn bè và người thân, các bạn dễ dính vào những lời dụ dỗ, đường mật của các đối tượng xấu.

Hãy tỉnh táo hỡi các bạn nữ
Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Tại sao quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cần phải có luật sư?

Thuật ngữ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang dần trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên có không ít người chưa thực sự hiểu tại sao hoạt động này cần phải có sự tham gia của luật sư. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp nhé!

Tại sao quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M A cần phải có luật sư
Return to top