Thế giới
Từ ASEAN, G20 và APEC:

Tổng kết 12 ngày hội nghị thượng đỉnh

ClockThứ Ba, 22/11/2022 08:11
TTH.VN - Trong vòng 12 ngày của tháng này, Đông Nam Á đánh dấu mình là trung tâm về chính trị giữa các cường quốc, khi các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác tụ hội về khu vực tham gia ba hội nghị thượng đỉnh lớn.

Nhiều kỳ vọng đặt vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và diễn đàn APECHội nghị thượng đỉnh G20: Niềm hy vọng hồi sinh ngành du lịch cho đảo BaliXây dựng mối quan hệ Hàn Quốc - ASEANBế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quanMỹ cam kết lâu dài với châu Á

Hình ảnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhận búa Chủ tịch G20 từ người tiền nhiệm Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Đầu tiên là cuộc họp của ASEAN là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia từ ngày 10 - 13/11, theo sau đó là Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Bali của Indonesia từ 15 - 16/11 và cuối cùng là Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Bangkok (Thái Lan) khai mạc vào ngày 14/11 và vừa bế mạc vào ngày 19/11.

Mục tiêu của các cuộc họp là thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu sắc hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài, lạm phát lan rộng và nguy cơ suy thoái toàn cầu đang ngày càng hiện hữu rõ ràng.

Giảm căng thẳng

Bước vào các kỳ hội nghị thượng đỉnh, các lãnh đạo tham gia đã cố gắng gạt bỏ những khác biệt sang một bên và nhất trí về các tuyên bố chung trong việc thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế.

Bà Myreya Solics, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á cho biết: “Tuy tình hình quan hệ Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, song cuộc họp của các nhà lãnh đạo đã giúp hạ nhiệt và mang đến một thoáng lạc quan với quyết định kích hoạt lại liên lạc giữa các quan chức cấp cao”.

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC kêu gọi các nền kinh tế thành viên hướng tới “các cam kết khu vực chất lượng cao và toàn diện”, trong đó tập trung sự chú ý đến các vấn đề thương mại như tiêu chuẩn lao động, quyền sở hữu trí tuệ, các quy tắc đối với doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế kỹ thuật số.

Được biết, trong số hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ đã ra mắt Khung Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới, còn được gọi là IPEF, ra mắt vào tháng 9/2022 với 13 thành viên đầu tiên như một phương tiện để thúc đẩy thương mại tự do và công bằng. Thông qua sáng kiến này, Washington nhằm mục đích tăng cường quan hệ với các quốc gia có cùng chí hướng.

Ấn Độ giúp thu hẹp khoảng cách

Sự thành công của các tuyên bố chung một phần là kết quả của những nỗ lực của Indonesia và Ấn Độ, những người chủ trì G20 trong năm nay và năm tới. Trong đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi các thành viên G20 tìm tiếng nói chung.

Đáp lại nhận định này của lãnh đạo Ấn Độ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Piere cho biết: “Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói rõ: “Thời đại này không được có chiến tranh”.

Ngoại giao trực tiếp đã trở lại

Hội nghị thượng đỉnh không chỉ để ban hành tuyên bố. Một trong những chức năng chính của nó là tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao phát triển mối quan hệ cá nhân với những người đồng cấp từ các quốc gia khác thông qua các cuộc gặp song phương bên lề.

Trong số những điểm nổi bật nhất của mùa hội nghị thượng đỉnh này là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20, cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của họ kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Trước thềm Diễn đàn APEC, lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sau 3 năm.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top