Thế giới

Xây dựng mối quan hệ Hàn Quốc - ASEAN

ClockThứ Hai, 14/11/2022 08:30
TTH.VN - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vừa có chuyến thăm đến Phnom Penh để tham dự hội nghị cấp cao lần thứ 40 và 41 cũng như các hội nghị có liên quan.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sắp có chuyến công du Việt NamHàn Quốc nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEANHàn Quốc chính thức khai trương Không gian ASEAN trên đảo JejuTầm quan trọng của tăng cường hợp tác kinh tế xanh ASEAN-Hàn QuốcASEAN khởi động Đối thoại Thanh niên lần thứ nhất tại Siem Reap

Quan hệ đối tác với ASEAN là trọng tâm chính sách của Hàn Quốc về xây dựng một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và phát triển thịnh vượng. Ảnh minh họa: sme.asia/TTXVN/Vietnam+

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới một quốc gia thành viên ASEAN kể từ khi ông nhậm chức chủ tịch Hàn Quốc thứ 20 vào tháng 5/2022. Trong chuyến đi này Tổng thống Yoon tham gia Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và một số hội nghị song phương khác trong suốt chuyến đi.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan đóng một vài trò rất quan trọng đối với các nước ASEAN và các quốc gia đối tác, đặc biệt là khi đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác tập trung tại Phnom Penh để trực tiếp tham dự sự kiện kể từ sau đại dịch COVID-19. Hội nghị được tổ chức vào thời điểm chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu đơn cử như xung đột ở Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu. Có thể nói rằng đây là một hội nghị cấp cao đặc biệt trong lịch sử.

Mục tiêu chính sách đối ngoại toàn diện của Tổng thống Yoon là đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia quan trọng hàng đầu, thúc đẩy tự do, hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc sẽ làm việc với các đối tác để thúc đẩy trật tự khu vực dựa trên các giá trị phổ quát và chuẩn mực quốc tế. Bằng cách đẩy mạnh trật tự đa phương dựa trên luật lệ ở khu vực, Hàn Quốc hình dung ra một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi các quốc gia hợp tác với nhau trong sự đoàn kết và hòa hợp.

Trong 55 năm qua, ASEAN đã và đang trở thành một tấm gương sáng cho khu vực. Làm việc cùng nhau theo tôn chỉ “Thống nhất trong Đa dạng”, các quốc gia thành viên ASEAN không chỉ lập nên một Cộng đồng mà còn trở thành động lực chính thúc đẩy hợp tác trong khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Với vai trò nổi bật như vậy trong hợp tác khu vực và vị trí chiến lược trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mối quan hệ đối tác với ASEAN sẽ là trọng tâm trong chính sách của Hàn Quốc về việc duy trì tự do, hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đặc biệt Hàn Quốc sẽ thúc đẩy hơn nữa tình đoàn kết với ASEAN. Bên cạnh đó, nước này cũng thúc đẩy hợp tác hướng đến tương lai và đôi bên cùng có lợi dựa trên nguyên tắc của Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) về sự toàn diện, cởi mở và dựa trên nguyên tắc, cũng như sự tôn trọng của Hàn Quốc đối với vị trí trung tâm của ASEAN.

Được xây dựng trên nhiều thành quả đạt được trong 33 năm quan hệ đối tác ASEAN - Hàn Quốc, Hàn Quốc đặt mục tiêu mở rộng hợp tác thực chất với ASEAN, cụ thể là trong các lĩnh vực như kinh tế kỹ thuật số, y tế công cộng và biến đổi khí hậu, những lĩnh vực quan trọng cho giai đoạn đầu phục hồi bền vững của khu vực. Hàn Quốc cũng sẽ tăng cường đối thoại chiến lược với ASEAN để giải quyết những thách thức chung trong khu vực. Bằng cách này, Hàn Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Yoon Suk-yeol, hi vọng sẽ đưa mối quan hệ với ASEAN lên một tầm cao mới.

Về phương diện song phương, chuyến thăm Campuchia của Tổng thống Yoon có ý nghĩa vô cùng to lớn khi năm nay đánh dấu một cột mốc quan trọng là kỷ niệm 25 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Campuchia. Thủ tướng Hun Sen đã mở đường cho sự tái thiết lập mối quan hệ ngoại giao bằng chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Hàn Quốc vào năm 1996, khi ông giữ chức vụ Thủ tướng thứ 2 của Campuchia. Hành động này thực sự có kết quả khi 2 nước chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao vào ngày 30/10/1997. Đến nay, hai quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong các nỗ lực chung được tiến hành trong 25 năm qua. Hàn Quốc và Campuchia đã tăng cường hơn nữa sự tin cậy và hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, phát triển và văn hóa.

Là một “người bạn” thực sự của Campuchia, Hàn Quốc đã và đang hỗ trợ những tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Campuchia trong 25 năm qua thông qua nhiều dự án ODA trị giá hơn 1 tỷ USD. Trung tâm Tai, Mũi và Họng (ENT) của Bệnh viện Preah Ang Doung ở Phnom Penh vừa được khánh thành vào tháng 3 này, được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Bệnh viện Preah Ang Doung đã và đang cung cấp các dịch vụ y tế tiên tiến rất cần thiết cho người dân Campuchia. Đây là những minh họa sáng giá cho mối quan hệ Hàn Quốc - Campuchia.

Hàn Quốc và Campuchia hiện cũng đang làm việc cùng nhau trong một dự án ODA để xây dựng “Cây cầu hữu nghị Campuchia - Hàn Quốc” bắc qua sông Mekong ở Phnom Penh. Dự án này sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Cây cầu sẽ trở thành một địa danh ở thủ đô Campuchia, là biểu tượng cho mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa hai nước...

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top