Thế giới

Tổng thống Putin: Nước Nga mạnh mẽ sẽ không bao giờ chịu cúi đầu

ClockThứ Sáu, 05/12/2014 16:04
TTH.VN - Trong thông điệp Liên bang 2014, ông Putin nhấn mạnh, bối cảnh hiện tại đã chứng minh một nước Nga mạnh mẽ trước sức ép từ phương Tây.

Ngày 4/12, trong thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Putin cho biết Nga đang tìm cách nhằm phát triển một nền kinh tế độc lập hơn trong bối cảnh Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga.  

 
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang 2014 ở điện Kremlin ngày 4/12 (ảnh: Tân Hoa xã) 

Nga thúc đẩy một nền kinh tế độc lập, vạch ra nhiều dự định mới

Ông Putin khẳng định, Nga đang chứng tỏ sức mạnh quốc gia của mình trong tình thế khó khăn hiện tại. Nga tự dựa vào sức mình để phát triển kinh tế, sẵn sàng mở rộng cửa cho các nhà đầu tư trên thế giới và không quan tâm đến những cuộc chạy đua chính trị, Tổng thống Putin nói.

Tổng thống Putin nói thêm, chính các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khuyến khích Nga nỗ lực để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Ông Putin cho biết chính phủ Nga cũng đang phải cải tổ lại một chính quyền vô tổ chức, vô trách nhiệm và quan liêu, và đó mới là “mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga”.

Ông Putin đồng thời vạch ra chiến lược đưa nền kinh tế Nga thoát khỏi tình cảnh tăng trưởng bằng 0, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trong vòng 3-4 năm tới, tăng thị phần Nga trong nền kinh tế toàn cầu, từ đó tăng cường sự độc lập về kinh tế.

Tổng thống Putin nói, chính phủ Nga thời gian tới phải thành nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về lạm phát, đảm bảo sự tăng trưởng, và ngăn chặn sự mất giá của đồng ruble.  

 
Đồng ruble Nga đang mất giá mạnh mẽ (ảnh: ITN)

Theo ông Putin, lạm phát nên ở mức dưới 4%, trong khi năng suất lao động hàng năm cần ở mức trên 5%.

Ông Putin yêu cầu các ngân hàng  nhà nước và các ban ngành có liên quan có biện pháp phối hợp để chống nạn đầu cơ trong thị trường tiền tệ.

Tổng thống Nga kiến nghị, nước này nên thiết lập một hệ thống giám sát minh bạch giữa các doanh nghiệp và chính phủ vào năm 2015, cũng như tạo điều kiện ân xá cho nguồn vốn nước ngoài trở về nước.

“Tôi đề xuất ân xá toàn diện nguồn vốn trở lại Nga. Tôi xin nhắc lại, ân xá toàn diện. Ân xá toàn diện có nghĩa là những người mang vốn đến Nga sẽ không bị điều tra nguồn gốc số tiền đó.

Nguồn gốc số tiền có thể khác, nhưng chúng ta cần giở sang trang sách vốn nước ngoài của lịch sử đất nước. Nga đã đi một đường dài để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước”, ông Putin nói.

Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chính sách xã hội Alexei Makhlai nhận định đề nghị ân xá vốn của Putin có thể thành công và giúp phục hồi nền kinh tế trì trệ. 

Trong khi đó, Maxim Osadchy, chuyên gia tài chính, kinh tế tại Moscow lại không đồng ý, với lý do ông cảm thấy thiếu sự tin tưởng giữa các doanh nhân và các chính trị gia.

"Một điều khác biệt là, các nhà đầu tư sẽ hành động phụ thuộc vào tình hình kinh tế thực tế hơn là dưa vào sự hứa hẹn của bất cứ chính trị gia nào", chuyên gia Maxim Osadchy nói với Tân Hoa Xã.

Nền kinh tế Nga đang bị tác động mạnh do sự sụp đổ liên tục của giá dầu thế giới và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Bộ Phát triển kinh tế Nga ước lượng đồng ruble của Nga, đã giảm gần 40% giá trị của nó so với USD và đồng euro. 

Nga sẽ không bao giờ cúi đầu

Tiếp tục thông điệp Liên bang của mình, ông Putin nhấn mạnh, bối cảnh hiện tại đã chứng minh một nước Nga mạnh mẽ trước sức ép từ phương Tây.

“Năm vừa qua, chúng ta đã trải qua những thử thách mà một quốc gia trưởng thành và thống nhất, một nhà nước thực sự có chủ quyền và vững mạnh mới có thể đối phó được”, ông Putin tuyên bố.

Ông cũng cáo buộc Mỹ đang gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nga và các nước láng giềng theo cách “trực tiếp hoặc gián tiếp”.

Nga đã tôn trọng và sẽ luôn luôn tôn trọng quyền chính đáng của mọi quốc gia, bao gồm cả Ukraine. Ukraine có quyền lựa chọn con đường riêng phát triển của mình, có quyền lựa chọn đồng minh cũng như hệ thống chính trị và kinh tế, ông Putin cho hay.

Cuộc khủng hoảng Ukraine cần được giải quyết theo các biện pháp hòa bình, cũng như tập trung cải cách chính trị và kinh tế Ukraine “ thay vì những lời hứa sáo rỗng”, ông Putin nhận định.  

 
Cuộc khủng hoảng Ukraine cần được giải quyết theo các biện pháp hòa bình (ảnh: AFP)

“Phương Tây đang cố gắng để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga. Nếu đó không phải là biện pháp trừng phạt, họ cũng sẽ nghĩ ra một thứ khác. Nhưng điều này là vô nghĩa, ngay cả khi Nga đang phải đối mặt với những khó khăn nội bộ”, ông Putin nói .

Trong khi chỉ ra rằng lệnh trừng phạt cũng có thể là “con dao 2 lưỡi”, sẽ làm tổn thương cả những người khởi xướng ra nó, ông Putin nhấn mạnh Nga sẽ không bao giờ cúi đầu vì “chúng ta càng rút lui, càng có nhiều đối thủ của chúng ta sẽ cư xử càng cay độc và khắc nghiệt hơn”.

Putin nói rằng Moscow sẽ khôi phục và mở rộng các mối quan hệ truyền thống "với phía nam của châu Mỹ và sẽ tiếp tục hợp tác với các nước châu Phi và các nước Trung Đông."

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, nước này sẽ không tham gia một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và sẽ không tìm cách tự cô lập mình bất chấp những thách thức hiện nay.

"Không ai có thể có được ưu thế quân sự trước Nga ... Chúng ta đã và sẽ có đủ sức mạnh, và lòng dũng cảm để bảo vệ tự do của chúng ta", ông Putin nói.

Ông Putin cảnh báo, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ đe dọa an ninh của Nga và trên khắp thế giới. “Sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo vào năm 2002, nước này vẫn tiếp tục các hoạt động với cường độ cao nhằm thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, bao gồm cả ở châu Âu", ông Putin nói.

"Tôi nghĩ rằng điều này gây bất lợi cho Mỹ, vì nó tạo ra ảo giác nguy hiểm rằng Mỹ là số một và Mỹ khao khát vị trí độc tôn , như chúng ta thường thấy, một quyết định dại dột”, Tổng thống Putin cho hay.

Phương Chi (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top