Thế giới

Trẻ em đứng trước nguy cơ “thảm họa về thế hệ” từ COVID-19

ClockThứ Năm, 03/06/2021 15:01
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của trẻ em trên toàn thế giới, những người trẻ tuổi có nguy cơ đối mặt với một "thảm họa về thế hệ" nếu các Chính phủ không hành động.

Hơn 82.000 trẻ em Malaysia mắc COVID-19Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một trẻ em ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Đó là cảnh báo vừa được Tổ chức phi chính phủ KidsRights của Hà Lan đưa ra trong một cuộc khảo sát thường niên, được công bố vào ngày hôm nay (3/6).

Theo kết quả của cuộc khảo sát, hàng triệu trẻ em đã mất đi cơ hội học tập do các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19; dịch bệnh này cũng sẽ có tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất và tâm thần của trẻ.

Cuộc khảo sát của KidsRights đã xếp hạng Iceland, Thụy Sĩ, và Phần Lan là những quốc gia giữ vị trí tốt nhất về đảm bảo quyền của trẻ em; trong khi đó, Chad, Afghanistan, và Sierra Leone được xếp hạng thấp nhất, trong tổng số 182 quốc gia được khảo sát.

Ông Marc Dulleart, nhà sáng lập và Chủ tịch của KidsRights cho rằng: "Những ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em không may đã vượt xa dự báo của chúng tôi khi đại dịch mới bùng phát hồi năm ngoái".

Ngoài những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, trẻ em là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, không phải trực tiếp bởi chính virus, mà chủ yếu do những hành động hỗ trợ không kịp thời từ các Chính phủ trên thế giới. Qua đó, phục hồi giáo dục chính là chìa khóa để tránh "thảm họa thế hệ", ông Marc Dulleart khẳng định.

Bên cạnh đó, tổ chức KidsRights cũng cho biết, trường học của hơn 168 triệu trẻ em đã bị đóng cửa trong gần 1 năm, và cứ 3 trẻ em trên toàn thế giới thì có 1 trẻ không thể tiếp cận với hình thức học tập từ xa khi trường học của chúng bị đóng cửa. Ngoài ra, có thêm 142 triệu trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói về vật chất, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Trong khi đó, 80 triệu trẻ em dưới 1 tuổi có thể bỏ lỡ việc tiêm chủng định kỳ để phòng ngừa những dịch bệnh khác, do hệ thống chăm sóc sức khỏe bị gián đoạn. Đáng chú ý, cuộc khảo sát nhấn mạnh rằng, cũng có một "sự gia tăng đáng kinh ngạc" về bạo lực gia đình trong thời gian thực hiện các biện pháp phong toả để kiểm soát đại dịch, và trẻ em thường trở thành nạn nhân.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực ở Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong khi đó, dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực trên tiếp tục có mưa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương.

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Return to top