Thế giới

Triển vọng tích cực về bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Tư, 19/01/2022 08:05
TTH.VN - Theo Tập đoàn CBRE, đơn vị hàng đầu thế giới về tư vấn, quản lý bất động sản, thị trường bất động sản của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể đạt mức cao kỷ lục trên thị trường đầu tư.

Hàn Quốc hỗ trợ các dự án xây dựng nhà quy mô lớn để kiểm soát giáSeoul dẫn đầu châu Á về các giao dịch bất động sản

Thị trường bất động sản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm nay có nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh minh họa: TTXVN

Tập đoàn này lưu ý, tính thanh khoản cao sẽ làm cơ sở cho lượng giao dịch ước tính tăng từ 5-10% so với năm ngoái. Trong đó, các tài sản hậu cần sẽ vẫn được săn đón rất mạnh mẽ, khi sự quan tâm đến các văn phòng được dự kiến ​​sẽ mở rộng trong năm nay.

Mặt khác, nhu cầu đối với các tài sản bán lẻ và khách sạn có khả năng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, sau sự xuất hiện của biến thể Omicron, cũng như việc tái áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, và các quy định giãn cách xã hội ở nhiều thị trường. Bên cạnh đó, nhà tư vấn CBRE cũng dự kiến ​​tổng lượng đầu tư sẽ đạt 150 tỷ USD.

Trong năm 2022, nhìn chung, lợi suất văn phòng được dự báo ​​sẽ không thay đổi. Trong khi đó, một số thành phố như Bắc Kinh (Trung Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), Sydney (Australia) và Singapore (Singapore) có thể sẽ chứng kiến áp lực giảm nhẹ đối với lợi suất, khi giá thuê ổn định hoặc đi vào chu kỳ tăng.

Bên cạnh đó, lợi nhuận đối với các tài sản bán lẻ nhìn chung sẽ ổn định; song, lợi nhuận đối với các trung tâm thương mại có vị trí tốt, và các trung tâm mua sắm lân cận được dự báo ​​sẽ thu hẹp.

Cũng theo CBRE, nhu cầu thuê phục hồi trong năm tới sẽ chấm dứt chu kỳ cho thuê đi xuống trong lĩnh vực văn phòng và bán lẻ, trong khi lĩnh vực hậu cần được kỳ vọng sẽ ghi nhận thêm một "năm tăng trưởng mạnh mẽ".

Cụ thể, lĩnh vực văn phòng được dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức hấp thụ ròng mở rộng lên tới 10% vào năm 2022, so với một năm trước đó. Đáng chú ý, nhu cầu khó có thể đạt mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cho đến năm 2023.

Về nguồn cung, nguồn cung văn phòng Hạng A mới được dự báo ​​sẽ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 67 triệu foot vuông (tương đương 6,2 triệu m2) diện tích sàn thực, đánh dấu tổng diện tích lớn nhất trong hơn một thập kỷ.

Với gần một nửa nguồn cung mới nằm ở Trung Quốc đại lục, các thành phố bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến sẽ đạt đỉnh về nguồn cung vào năm 2022.

Ngoài ra, hầu hết áp lực nguồn cung sẽ ở các khu vực ngoài trung tâm, nơi chiếm đến 90% diện tích mới. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ chiếm 30% nguồn cung mới trong khu vực. Cũng theo CBRE, giá thuê văn phòng Hạng A dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 1% trong năm nay.

Về thị trường bất động sản bán lẻ, các nhà bán lẻ quốc tế có khả năng sẽ thể hiện mong muốn mở rộng mạnh mẽ hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top