Thế giới

Triệu phú tự thân Trung Quốc thi trượt đại học 27 lần

ClockThứ Hai, 26/06/2023 15:04
TTH.VN - Sau khi không đạt đủ điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học khắc nghiệt vừa qua của Trung Quốc, Liang Shi, một triệu phú tự thân 56 tuổi cho biết đây là lần thứ 27 ông trượt đại học.

Trung Quốc: Gần 12 triệu thí sinh tham gia kỳ thi đại học “gaokao”Hàn Quốc cấp thị thực thực tập lĩnh vực công nghệ cao cho sinh viênGiáo sư người Việt được Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh trao giải thưởng danh giáĐại dịch COVID-19 và thiệt hại lâu dài do đóng cửa trường họcChuyên gia Anh lo ngại về việc rút ngắn cách ly với người mắc COVID-19

leftcenterrightdel
 Triệu phú tự thân Liang Shi cần mẫn trau dồi kiến thức để theo đuổi con đường học vấn của mình trong suốt nhiều năm. Ảnh minh hoạ: AFP/Báo Thanh Niên

Kết quả này làm ông bắt đầu tự hỏi liệu ông có thể vào được ngôi trường đại học mơ ước của mình hay không.

Theo đó, Liang Shi, một triệu phú tự thân của Trung Quốc đã tham gia kỳ thi đại học “Gaokao” đầy cam go hàng chục lần trong suốt 4 thập kỷ qua, vưới hi vọng giành được một suất vào trường đại học hàng đầu là Đại học Tứ Xuyên và thực hiện tham vọng để trở thành “người tri thức”.

Nhìn vào cuộc đời của triệu phú Liang Shi, anh đã có một cuộc sống khá thành công khi nỗ lực vươn lên từ một công việc tầm thường trong nhà máy để thành lập công ty kinh doanh vật liệu xây dựng của riêng mình, kiếm được hàng triệu NDT. Song giấc mơ đại học của anh đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Trong hành trình tìm kiếm cơ hội để tham gia vào môi trường đại học danh giá, anh Liang Shi đã dành 12 tiếng mỗi ngày để học. Đồng thời, anh cũng phải chịu đựng việc giới truyền thông gọi mình là “người nắm giữ Gaokao”, cũng như đối diện với sự nghi ngờ của cộng đồng mạng rằng đây chỉ là chiêu trò.

Bất chấp nhiều tháng sống như “một tu sĩ khổ hạnh”, năm nay, anh Liang vẫn thiếu 34 điểm so với điểm chuẩn của tỉnh để có thể vào bất kỳ trường đại học nào.

“Trước khi nhận kết quả, tôi có cảm giác rằng mình sẽ không đạt đủ điểm để vào một trường đại học ưu tú. Nhưng không ngờ tôi thậm chí không vào được hạng thường”, triệu phú tự thân Liang Shi chia sẻ.

Được biết mỗi lần thất bại, anh Liang Shi vẫn cam kết sẽ thi lại vào những năm sau. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ, lần đầu tiên anh tự hỏi liệu những cố gắng của mình có mang lại kết quả gì không.

“Nếu tôi thực sự không thấy có hi vọng để cải thiện vấn đề, thì thi lại cũng vô ích. Tôi thực sự đã rất chăm chỉ trong những ngày qua. Vì vậy, thật khó để chắc chắn rằng tôi có tiếp tục thi Gaokao vào năm tới hay không. Dù vậy, nếu tôi ngừng thi tuyển, mỗi tách trà tôi uống trong suốt quãng đời còn lại sẽ có vị hối tiếc”, anh Liang Shi trầm ngâm.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top