Thế giới

Trung Quốc: Chi tiêu du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán vượt mức trước đại dịch

ClockThứ Hai, 19/02/2024 10:53
TTH.VN - Dữ liệu chính thức vừa được công bố ngày 18/2 cho thấy doanh thu du lịch ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 10/2 – 17/2 đã tăng 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự bùng nổ du lịch nội địa, vượt qua mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019.

Trung Quốc thu hút khách từ châu Âu và Đông Nam Á với hàng loạt chính sách miễn thị thựcKỳ vọng vào du khách Trung Quốc và Ấn Độ để thúc đẩy hàng khôngTrung Quốc: Du lịch nội địa phục hồi 90% mức trước đại dịch trong năm 2023

 Khách du lịch xem biểu diễn múa rồng tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 15/2. Ảnh: Xinhua/Mekongasean

Dữ liệu này có thể được xem là tin vui tạm thời cho các nhà hoạch định chính sách khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với rủi ro giảm phát trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu. Tuy nhiên, tính bền vững của tăng trưởng du lịch vẫn chưa chắc chắn. Trước đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1 của Trung Quốc đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức giảm mạnh nhất trong 14 năm qua (kể từ tháng 9/2009).

Trong kỳ nghỉ Tết - vốn được coi là cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới, các điểm du lịch trên khắp Trung Quốc đã chứng kiến những đám đông chật cứng người dân và du khách.

Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, chi tiêu du lịch nội địa đã tăng 47,3% lên 632,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 87,96 tỷ USD) so với cùng kỳ nghỉ Tết năm 2023 và tăng 7,7 % so với mức trước COVID-19 vào năm 2019. Số lượng chuyến đi nội địa được thực hiện trong kỳ nghỉ lễ năm 2024 đã tăng 34,3% so với năm 2023, đạt tổng cộng 474 triệu chuyến, cũng vượt 19% so với mức trước đại dịch trong kỳ nghỉ Tết kéo dài 7 ngày năm 2019.

Theo tính toán của Reuters, chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến đi trong kỳ nghỉ Tết năm 2024 đạt 1.335 nhân dân tệ, cao hơn so với mức trung bình 1.238 nhân dân tệ mỗi chuyến vào năm 2019.

Trong một báo cáo ngày 18/2, các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết dữ liệu du lịch nội địa trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã cải thiện so với kỳ nghỉ Tết đầu năm nay và Tuần lễ Vàng Quốc khánh vào tháng 10 năm ngoái, nhưng doanh thu du lịch trên đầu người đã giảm và vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Điều này cho thấy “việc hạ mức tiêu dùng vẫn đang diễn ra rộng rãi”.

Theo truyền thống, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán - còn được gọi là Lễ hội mùa xuân, là thời điểm hàng trăm triệu người trở về quê hương bằng đường hàng không, tàu hỏa hoặc đường bộ để đoàn tụ với các thành viên trong gia đình.

Đối với các chuyến du lịch quốc tế, Trung Quốc chứng kiến khoảng 13,52 triệu chuyến đến và đi ra ngoài nước trong kỳ nghỉ lễ, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2023, theo Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia. Theo đó, tổng số chuyến xuất nhập cảnh trong kỳ nghỉ lễ đã trở lại mức 90% so với mức của năm 2019.

Cục Quản lý Điện ảnh Trung Quốc cho biết xem phim đã trở thành một trong những hoạt động giải trí phổ biến nhất trong kỳ nghỉ vừa qua, với doanh thu phòng vé nước này vượt 8 tỷ nhân dân tệ trong 8 ngày, đánh dấu mức cao kỷ lục mới.

Nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn với nhiều thách thức, bao gồm suy thoái bất động sản và nhu cầu trì trệ kể từ năm 2023, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng, ngay cả khi nhiều nền kinh tế phát triển đang tập trung vào việc kiềm chế lạm phát cao dai dẳng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top