Thế giới

Trung Quốc thu hút khách từ châu Âu và Đông Nam Á với hàng loạt chính sách miễn thị thực

ClockThứ Ba, 23/01/2024 15:52
TTH.VN - Ghi nhận trong 3 tháng qua, Trung Quốc đã và đang mở rộng đáng kể các chương trình miễn thị thực cho du khách nước ngoài, qua đó cho thấy nỗ lực ngày càng tăng nhằm thúc đẩy du lịch và kinh doanh xuyên biên giới khi nền kinh tế đang chậm lại.

Singapore - Trung Quốc thiết lập đi lại miễn thị thực trong 30 ngàyThủ đô Thái Lan sẵn sàng nhà ga sân bay mới trước mùa du lịch cao điểmMiễn thị thực cho hàng chục quốc gia, du lịch Indonesia đang phục hồi mạnh mẽNhật Bản dự kiến nối lại du lịch miễn thị thực trong tháng 10Thái Lan đạt thỏa thuận đề xuất miễn lệ phí thị thực cho khách quốc tế

Những thay đổi về chính sách thị thực của Trung Quốc đã được các phòng thương mại nước ngoài hoan nghênh. Ảnh minh họa: Xinhua/Công an Nhân dân Online 

Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc vào tuần trước, Bắc Kinh đã bổ sung Ireland và Thụy Sĩ vào danh sách các quốc gia chỉ cần mang theo hộ chiếu để nhập cảnh mà không cần thị thực. Điều này mở rộng phạm vi tiếp cận của Trung Quốc đến với du khách châu Âu, sau khi gần đây Trung Quốc đã cấp quyền tiếp cận du lịch và kinh doanh miễn thị thực cho du khách Pháp, Đức, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha trong 15 ngày.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang nỗ lực thu hút du khách châu Á, cấp quyền miễn thị thực tương tự cho người dân Malaysia và đạt được thỏa thuận miễn các yêu cầu thị thực đối ứng với Thái Lan vào đầu tháng này.

Đến nay, tình hình giao thông ở biên giới Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước dịch COVID-19. Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh Quốc gia Trung Quốc ghi nhận 35,5 triệu lượt nhập cảnh và xuất cảnh của công dân nước ngoài vào năm 2023, tương đương với chỉ khoảng 36% so với con số ghi nhận của năm 2019.

Được biết, các chính sách du lịch mới được đưa ra trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc giảm sút. Ba năm áp dụng các hạn chế chống dịch Zero COVID nghiêm ngặt, cùng với bối cảnh pháp lý không chắc chắn cũng đã làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp và du khách cũng ít lựa chọn Trung Quốc làm điểm đến.

Chính vì vậy, những thay đổi về thị thực đã được các phòng thương mại nước ngoài hoan nghênh, bất chấp việc điều này vẫn vấp phải ý kiến trái chiều của một số chuyên gia.

Cụ thể, nhà phân tích chính của Đơn vị Tình báo Kinh tế có trụ sở tại Anh Economist Intelligence Unit Nick Marro cho rằng giao lưu giữa người với người trong lịch sử đã giúp ổn định mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, vấn đề là có rất nhiều thử thách, thách thức khác trong môi trường mà việc nới lỏng thị thực này có thể khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Tăng trưởng chậm lại, cùng với những lo ngại về địa chính trị và lãi suất toàn cầu cao đã cản trở đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Điều này sẽ không thể đảo ngược chỉ bằng chính sách thị thực.

Được biết, sau khi Bắc Kinh mở cửa trở lại hoàn toàn biên giới vào tháng 3/2023, chính quyền đã khôi phục ưu đãi miễn thị thực cho du khách đến từ Singapore và Brunei. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đơn giản hóa việc cấp thị thực nhập cảnh cho các doanh nhân nước ngoài đến tham dự triển lãm hoặc hội họp ở Trung Quốc.

Vào cuối năm qua, mức phí thị thực của Trung Quốc đã giảm 25% và Na Uy gần đây cũng đã được thêm vào danh sách mở rộng gồm 54 quốc gia mà công dân có thể nhập cảnh vào Trung Quốc mà không cần thị thực trong thời gian quá cảnh lên đến 144 giờ.

Wen-Ti Sung, thành viên không thường trú tại Trung tâm Trung Quốc Toàn cầu của Hội đồng Atlantic, giảng viên Đại học Quốc gia Australia cho biết, có một thông điệp quan trọng đằng sau những thay đổi về thị thực của Trung Quốc. Đó là “Trung Quốc đang nới lỏng các hạn chế về thị thực để đánh dấu nước nào là đối tác ngoại giao VIP của đất nước ở nhiều mặt, cả trên bình diện quốc tế. Điều này nhằm tái xây dựng thiện chí với các nước trong tương lai”.

Theo đó, các chính sách mới có thể giúp thúc đẩy trao đổi xuyên biên giới và gia tăng các chuyến bay. Cụ thể, Cục hàng không Dân dụng Trung Quốc ước tính đến cuối năm nay, số chuyến bay chở khách quốc tế có thể tăng lên đến 6.000 chuyến/tuần. Con số này sẽ tăng từ mức 4.600 chuyến vào cuối năm 2023 và tương đương với 62,8% so với con số đạt được trong giai đoạn trước dịch.

Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại tổ chức Natixis SA nhận xét, dòng vốn từ du lịch nội địa của Trung Quốc “vẫn còn yếu”, dao động quanh mức 45% so với trước dịch trong nửa cuối năm 2023. Do đó, nước này sẽ cần hành động để bù đắp cho sự hồi sinh của du lịch nước ngoài, qua đó hỗ trợ duy trì ngành du lịch của quốc gia.

Mặc dù khách du lịch Trung Quốc ít quan tâm đến việc đi du lịch nước ngoài hơn, song một khi có chuyến đi, chi tiêu của họ ở nước ngoài lại chứng kiến sự phục hồi từ 64% trong tháng 6 lên 97% vào tháng 11/2023. Trong khi đó, nếu không có thêm khách du lịch nước ngoài đến Trung Quốc, áp lực lên các lĩnh vực liên quan đến du lịch như khách sạn và nhà hàng có thể sẽ tăng lên.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Return to top