Thế giới

Trung Quốc chịu thiệt hại kinh tế do căng thẳng quan hệ với Đông Á

ClockThứ Ba, 14/07/2015 17:05
TTH.VN - Cách hành xử của Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho nước này mà còn hình thành tâm lý chống Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông gây căng thẳng quan hệ và sự bất bình của các nước Đông Nam Á, không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Bắc Kinh mà còn dẫn đến thiệt hại kinh tế.

trung quoc chiu thiet hai kinh te do cang thang quan he voi dong a hinh 0
Quốc kỳ Trung Quốc (ảnh: Boggy)

Đó là nhận định trong bài viết gần đây trên tờ báo Straits Times xuất bản ở Singapore.

Tác động của vấn đề Biển Đông với chính sách đối ngoại và thậm chí là cả đối nội của các nước Đông Nam Á là điều không cần bàn cãi, - bà Ekaterina Koldunova chuyên viên nghiên cứu ASEAN nhận xét.

Bà Koldunova nói: “Tại các nước Đông Nam Á đang xuất hiện tình trạng các giai tầng xã hội bộc lộ thái độ bất mãn gay gắt trước hành động của Trung Quốc. Căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Bắc Kinh ở Myanmar, Malaysia, Indonesia. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có liên hệ kinh tế chặt chẽ, và tâm trạng chống Trung Quốc có thể gây tác động lớn đến mối liên hệ này.” 

Chuyên viên Koldunova phân tích tiếp: “Hiện nay đang thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Nhiệm vụ của Hiệp hội là nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu, tạo ra những cơ chế cho phép các nước ASEAN mở rộng thương mại trên khắp thế giới. Các quốc gia này đang đánh giá tình hình và tiếp tục nỗ lực đa phương hóa liên hệ kinh tế của mình. Việc tìm kiếm bảo hiểm nào đó dưới dạng các thoả thuận bổ sung với Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước khác sẽ tiếp tục cả trong lĩnh vực kinh tế. Các nước này sẽ nghiêm túc xem xét làm thế nào để tránh bị ràng buộc nhiều vào Trung Quốc”.

Chuyên viên cấp cao của Việt Nam về Đông Nam Á, học giả Phạm Nguyên Long nhận định: “Trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp, Trung Quốc đang mất nhiều hơn là được, điều đó thể hiện trong quan hệ của nước này với Nhật Bản.”
Học giả Phạm Nguyên Long nói: “Từ năm 1975 đến năm 2012, quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản đã phát triển rất thành công. Chúng ta đang thấy quan hệ này bị ảnh hưởng như thế nào do tranh chấp về biển đảo. Kết quả của việc quan hệ lạnh nhạt là giảm sút trong giao thương và đầu tư. Thế mà bây giờ Trung Quốc đang cần đến nguồn đầu tư, công nghệ và thị trường của Nhật Bản.”

Vẫn nhận định của học giả Phạm Nguyên Long: “Trong thời gian cuộc khủng hoảng năm 1997-1998, Trung Quốc đã có công lao giúp các nước Đông Nam Á tránh bớt tác hại bởi cuộc khủng hoảng, và qua đó củng cố đáng kể vị thế uy tín của Bắc Kinh trong khu vực. Rồi quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á bắt đầu xấu đi do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Trong 30 năm thi hành chính sách kinh tế mới, Trung Quốc đã huy động đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước mình, mà bây giờ vẫn rất cần đến cho sản xuất. Vì vậy, Trung Quốc muốn thâu tóm tài nguyên của vùng Biển Đông, cũng như kiểm soát tuyến đường vận chuyển tài nguyên năng lượng thông qua vùng biển này. Mà đó lại là vấn đề  an toàn hàng hải quốc tế.

Vì vậy, có thể nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ không chỉ với một vài nước riêng biệt, mà là với tất cả các nước ASEAN, cũng như với những cường quốc biển khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Ông Tập Cận Bình khởi xướng ý tưởng xây dựng “Con đường tơ lụa mới” trên biển. Nhưng phương án đường biển khó thành công khi có tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Còn “Con đường tơ lụa mới” trên đất liền, chạy qua  vùng Trung Á, cũng là  lựa chọn không đơn giản vì như ta đã rõ, đây là khu vực hiện hữu mối đe dọa từ các thế lực Hồi giáo cực đoan”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng

Tờ Thailand Business News ngày hôm nay (7/5) cho hay, Thái Lan vừa chào đón hơn 12 triệu du khách chỉ trong vòng 4 tháng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của đất nước Thái Lan - một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah

Ngày 6/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo khoảng 600.000 trẻ em đang trong cảnh chen chúc tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, phải đối mặt với "thảm họa tiếp theo", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc người dân buộc phải di dời sau khi Israel ra lệnh sơ tán trước kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.

UNICEF cảnh báo 600 000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top