Thế giới

Trung Quốc công bố kế hoạch cắt giảm sử dụng nhựa đến năm 2025

ClockThứ Hai, 20/01/2020 06:52
TTH.VN - Trung Quốc ngày 19/1 công bố kế hoạch cấm hoặc giảm đáng kể việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa không thân thiện với môi trường trong 5 năm tới, nhằm ngăn chặn ô nhiễm.

Nikkei: Người tiêu dùng châu Á cần đi đầu trong việc từ bỏ bao bì nilonTrung - Nhật - Hàn hợp tác xử lý rác thải nhựaLHQ: Đông Nam Á cần có chính sách cứng rắn hơn để hạn chế ô nhiễm nhựa

Ly nhựa dùng một lần. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo một văn bản do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) và Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc công bố, quốc gia này sẽ dần dần cấm hoặc hạn chế việc sản xuất, bán, và sử dụng một số loại nhựa nhất định; đồng thời thúc đẩy các sản phẩm thay thế có thể phân hủy và tái chế thân thiện.

Đến năm 2025, Trung Quốc kỳ vọng sẽ kiểm soát ô nhiễm nhựa một cách hiệu quả, giảm đáng kể lượng rác thải nhựa tại các bãi rác ở những thành phố trọng điểm, thiết lập một hệ thống quản lý nhựa hoàn chỉnh, cũng như đạt được tiến bộ trong việc phát triển các sản phẩm thay thế.

Việc sản xuất và bán các vật dụng đựng thức ăn bằng nhựa xốp dùng một lần và tăm bông nhựa sẽ bị cấm vào cuối năm 2020. Đối với các hóa chất hàng ngày có chứa microbead nhựa, việc sản xuất những loại hóa chất này sẽ bị cấm vào năm 2020, trong khi việc bán chúng ra thị trường sẽ phải dừng lại vào năm 2022.

Ngoài ra, văn bản nói trên đã thiết lập các mốc thời gian từng bước trong 5 năm tới, nhằm giảm việc sử dụng các loại nhựa và bao bì bưu kiện sử dụng một lần, không phân hủy.

Chẳng hạn như, ống hút nhựa dùng một lần không phân hủy sẽ bị cấm vào cuối năm 2020. Đến cuối năm 2025, việc sử dụng các vật dụng đựng thức ăn bằng nhựa dùng một lần không thể phân hủy để mang đi ở các thành phố cần được cắt giảm 30%.

Hơn nữa, tất cả các khách sạn và nhà nghỉ cần ngưng sử dụng đồ nhựa dùng một lần đến năm 2025. Bên cạnh đó, các cửa hàng dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh nên ngừng sử dụng bao bì nhựa không phân hủy, cũng như băng dính nhựa và túi nhựa dùng một lần.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ khuyến khích việc sử dụng các vật liệu thay thế, chẳng hạn như những sản phẩm không phải là nhựa và những loại túi mua sắm có thể phân hủy, đồng thời thúc giục nỗ lực tái chế và xử lý chất thải nhựa.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) nói thêm, các nhà chức trách Trung Quốc sẽ tăng cường sự hỗ trợ từ hoạch định chính sách và nghiên cứu khoa học, đồng thời tăng cường giám sát và thực thi pháp luật về vấn đề này.

Lê Thảo (Lược dịch từ Xinhuanet & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Chai thủy tinh Mua thùng phi nhựa cũ tại Hà Nội Pavico Việt Nam

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top