Thế giới

Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

ClockThứ Hai, 01/02/2021 15:49
TTH.VN - Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này sẽ diễn ra sớm hơn vài năm so với dự đoán do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

RCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn QuốcChiến thắng của ông Biden có thể cải thiện quan hệ Mỹ - Trung, đưa Mỹ trở lại các tổ chức toàn cầuTổng thống Mỹ Donald Trump chuyển đến chữa bệnh tại bệnh viện quân đội Walter ReedPhilippines bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, đề cao vai trò phương Tây ở Biển ĐôngMỹ-Trung đánh giá việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn một

Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh minh họa: Bloomberg/VTV.vn

Cụ thể, tuần trước, Mỹ báo cáo rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này ghi nhận trong năm 2020 đã giảm đến 2,3% xuống mức 20,93 nghìn tỷ USD tính theo giá trị đồng USD hiện tại, dựa trên ước tính sơ bộ của chính phủ. Ngược lại, Trung Quốc lại chứng kiến GDP tăng 2,3% vào năm ngoái lên mức 101,6 nghìn tỷ Yuan, tương đương với khoảng 14,7 nghìn tỷ USD, dựa trên tỷ giá hối hoái trung bình là 6,9 Yuan, số liệu đưa ra bởi Wind Information cho thấy.

Điều này khiến nền kinh tế Trung Quốc chỉ thua nền kinh tế Mỹ 6,2 nghìn tỷ USD, giảm so với mức 7,1 nghìn tỷ USD vào năm 2019.

“Điều này phù hợp với quan điểm của chúng tôi rằng đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ, nghiêm trọng hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng với những dự báo tăng trưởng hợp lý, quy mô nền kinh tế Trung Quốc tính theo USD sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2028”,  Rob Subbaraman, trưởng bộ phân nghiên cứu vĩ mô toàn cầu của Nomura ngày 29/1 cho hay.

Đại dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong chuỗi nỗ lực kiểm soát đại dịch, các nhà chức trách đã đóng cửa hơn ½ hoạt động của Trung Quốc vào tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đạt mức cao, 6,2% trong cùng giai đoạn. GDP cũng giảm 6,8% trong quý I/2020. Song nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại vào quý II, khi dịch bệnh đã được chính phủ Trung Quốc kiểm soát.

Trong khi đó, đại dịch COVID-19 lây lan mạnh mẽ ra nước ngoài và trở thành đại dịch toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến Mỹ. Mỹ có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng tăng trên 14% vào tháng 4 và duy trì ở mức trên 10% trong 3 tháng tiếp theo.

Tai Hui, Giám đốc chiến lược thị trường châu Á tại JP Morgan Asset Management cho biết: “Dữ liệu GDP mới nhất cho thấy sự phục hồi của Trung Quốc có động lực mạnh mẽ vào cuối năm 2020. Đây là kết quả khi đại dịch được kiểm soát”. Ông cũng dự đoán sẽ mất từ 8 – 10 năm nữa GDP của Trung Quốc sẽ bắt kịp với Mỹ.

Ngoài ra, thặng dư thương mại được theo dõi chặt chẽ của Trung Quốc với Mỹ cũng đã tăng lên 317 tỷ USD vào năm 2020, tăng từ mức 296 tỷ USD của 1 năm trước đó.

Trong một ý kiến khác, Bruce Pang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô của China Renaissance nhận định rằng nhiều khả năng đại dịch sẽ cho phép Trung Quốc vượt qua Mỹ sớm hơn dự kiến từ 3 - 5 năm.  

Tuy nhiên, ông Bruce Pang cũng nhấn mạnh, cột mốc thật sự sẽ là khi Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về GDP bình quân đầu người. Với dân số gấp 4 lần Mỹ, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên khoảng 11.000 USD vào năm 2020, trong khi của Mỹ cao hơn gấp 5 lần, khoảng 63.200 USD.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top