Thế giới

RCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn Quốc

ClockThứ Hai, 16/11/2020 08:37
TTH.VN - Xây dựng lại chủ nghĩa đa phương, vượt qua chủ nghĩa bảo hộ là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất mà Hàn Quốc phải đối mặt.

Việc ký kết hiệp định RCEP là “điểm sáng” trong một năm đầy thử thách15 nước mong đợi lễ ký kết Hiệp định RCEP diễn vào ngày 15/11Indonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37Đàm phán thương mại về RCEP đạt tiến bộ “đáng kể”RCEP là chìa khóa cho sự phục hồi của Đông ÁHạn chế đi lại mở ra quá trình đàm phán mới cho hiệp định RCEPDịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEP

RCEP bao phủ 1/4 thương mại toàn cầu, 1/3 dân số thế giới. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Đây là vấn đề đáng lưu ý, nhất là khi nước này vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và trong bối cảnh mà căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, cộng thêm đó là đại dịch COVID-19 diễn tiến nghiêm trọng.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được lãnh đạo 15 nước thành viên ký kết vào ngày 15/11 sẽ giúp Hàn Quốc đẩy mạnh hơn nữa những chuyến hàng xuất đi nước ngoài. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết: “Một FTA có quy mô kỷ lục như vậy sẽ giải quyết những bất ổn trong môi trường kinh doanh toàn cầu và thúc đẩy thương mại tự do. Điều này cũng sẽ giúp Hàn Quốc đối phó tốt hơn với sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương và nội địa hóa của chuỗi giá trị toàn cầu”.

Bộ cũng chỉ ra rằng xuất khẩu của Hàn Quốc sang ASEAN đạt 38,7 tỷ USD vào năm 2007, sau đó tăng lên mức kỷ lục 95,1 tỷ USD vào năm 2019 nhờ vào FTA Hàn Quốc-ASEAN. Điều này cho thấy RCEP có thể giúp nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á mở rộng hơn nữa sự hiện diện ở Đông Nam Á.

Về quy mô kinh tế, RCEP đánh bại được Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tính riêng năm 2019, xuất khẩu của Hàn Quốc sang các nước thành viên của USMCA đạt 89,8 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang CPTPP đạt 129 tỷ USD. Số lượng hàng hóa từ Hàn Quốc xuất sang các nước RCEP giao động dưới mức 269 tỷ USD.

Được biết, Hàn Quốc, quốc gia phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc với 40% kim ngạch xuất khẩu hiện đã và đang nỗ lực đa dạng hóa danh mục thương mại và thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước Đông Nam Á.

Cụ thể, Seoul và Manila đã tổ chức vòng đàm phán chính thức thứ 5 cho FTA giữa hai nước Hàn Quốc, Philippines vào tháng Giêng. Các cuộc đàm phán với Malaysia cũng đang được tiến hành và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) với Indonesia cũng đang chờ một buổi lễ ký kết chính thức. Gần đây, Hàn Quốc cũng đã khởi động đàm phán FTA với Campuchia.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top