Thế giới

Trung Quốc – New Zealand ký kết nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do

ClockThứ Ba, 26/01/2021 15:38
TTH.VN - Trung Quốc và New Zealand đã ký một thỏa thuận nâng cấp hiệp định thương mại tự do hiện có của họ, điều này sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia trên Thái Bình Dương được tăng cường tiếp cận với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

RCEP - tình hình và tương lai của hiệp địnhĐộng lực mạnh mẽ để hoàn thiện hiệp định RCEPThái Lan thúc đẩy thỏa thuận RCEP trong năm 2019New Zealand cân nhắc hạn chế máy tính xách tay trên các chuyến bay từ Trung ĐôngAustralia, New Zealand kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông

Trung Quốc và New Zealand đã chính thức ký kết thông qua việc nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa hai nước. Ảnh minh họa: TTXVN

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã xác nhận việc ký kết thỏa thuận trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba, lưu ý tầm quan trọng của thỏa thuận trong bối cảnh đại dịch và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Hiệp định này trước đó đã được thảo luận trong nhiều năm và được ký kết vào tháng 11 năm 2019, nhưng đang chờ Trung Quốc ký chính thức. Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O’Connor đã ký thỏa thuận nâng cấp tại Wellington thông qua một “lễ ký kết ảo” với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn từ đầu cầu Bắc Kinh và hôm thứ Ba vừa rồi.

New Zealand cho biết thỏa thuận này “hiện đại hóa” hiệp định thương mại tự do hiện có với Trung Quốc và đảm bảo nó vẫn phù hợp với mục đích hợp tác của hai nước trong một thập kỷ nữa. Hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn và dự kiến ​​sẽ giảm chi phí đối với hàng xuất khẩu của New Zealand hàng triệu USD mỗi năm.

Việc nâng cấp cũng đồng nghĩa với việc 99% kim ngạch buôn bán gỗ và giấy trị giá gần 2,16 tỷ USD của New Zealand sang Trung Quốc sẽ được miễn thuế quan, ông O’Connor cho biết trong một tuyên bố. Thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu hàng hóa dễ hỏng của New Zealand như thủy sản, ngành lâm nghiệp và các ngành công nghiệp quan trọng khác.

Các điều kiện hiện hành đối với các sản phẩm sữa vẫn được duy trì, với tất cả các mức thuế tự vệ sẽ được xóa bỏ trong vòng một năm đối với hầu hết các sản phẩm và ba năm đối với sữa bột. “Điều này có nghĩa là vào ngày 01/01/2024, tất cả các mặt hàng sữa xuất khẩu của New Zealand sang Trung Quốc sẽ được miễn thuế,” ông O’Connor nói.

New Zealand là quốc gia phát triển đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc vào năm 2008. Hiệp định này từ lâu đã được Bắc Kinh coi là điển hình mẫu mực đầu tiên trong hợp tác với các nước phương Tây. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand, với thương mại hai chiều hàng năm trên 21,58 tỷ USD.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top