Thế giới

Trung Quốc: Phát triển kinh tế ở châu Á vẫn còn nhiều thách thức

ClockThứ Hai, 29/05/2023 08:09
TTH.VN - Phát triển kinh tế và thương mại ở châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang phải đối mặt với nhiều xáo trộn và thách thức, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết.

Các quan chức thương mại APEC nhất trí về thương mại toàn diện hơnThúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vữngAPEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi ngườiAPEC: Chuyển đổi kinh tế xanh cần thúc đẩy bình đẳng và hòa nhậpTrung Quốc và ASEAN chung tay thúc đẩy “khoảnh khắc châu Á” trong quản trị toàn cầu

leftcenterrightdel
 Trong bối cảnh còn nhiều thách thức và khó khăn, Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy chủ nghĩa đa phương cởi mở. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN/Vietnam+

Trên đây là nhận xét được Bộ trưởng Vương đưa ra trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở thành phố Detroit (Mỹ), nơi nhà lãnh đạo của các nước thành viên gặp gỡ và trao đổi quan điểm về các vấn đề kinh tế và thương mại đa phương, song phương trong bối cảnh bất ổn và rạn nứt thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng.

Trước tình hình này, thay mặt Trung Quốc, Bộ trưởng Vương Văn Đào tuyên bố, với tư cách là một quốc gia lớn đang phát triển, Trung Quốc sẵn sàng đóng góp xứng đáng.

“Khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn là khu vực có sức sống về tăng trưởng, tiềm năng phát triển và khả năng phục hồi kinh tế cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Dù vậy, tiến trình phát triển kinh tế và thương mại của khu vực vẫn đã và đang phải đối mặt với nhiều xáo trộn và thách thức”, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào nhận xét, qua đó cùng lãnh đạo các nước thành viên thảo luận về lập trường của Trung Quốc trong việc hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương và thúc đẩy phát triển thương mại bền vững, toàn diện.

Qua đây, Trung Quốc kêu gọi các nền kinh tế APEC tiếp tục duy trì chủ nghĩa khu vực mở, kiên định thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư, đồng thời chia sẻ cơ hội và lợi ích do sự phát triển hội nhập của chuỗi công nghiệp và cung ứng khu vực mang lại.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Vương cũng thay mặt Trung Quốc kêu gọi các nước APEC thực hiện trao đổi và chính sách phù hợp, thúc đẩy hợp tác công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các nền kinh tế kém phát triển nhất và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ cơ hội phát triển.

Được biết, nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn để lấy lại chỗ đứng vững chắc sau 3 năm áp dụng các chính sách hạn chế để chống dịch COVID-19, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của quốc gia. Các hạn chế phần lớn đã được dỡ bỏ vào tháng 12/2022 và chính phủ nước này cũng đã tăng cường một số biện pháp để kích thích mở rộng kinh tế giai đoạn hậu đại dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top