Thế giới

UNDP: Giảm nghèo đạt tiến bộ ở một số nước, nhưng 1,1 tỷ người vẫn đang nghèo đói

ClockThứ Tư, 12/07/2023 14:57
TTH.VN - Những tiến bộ trong giảm nghèo rõ ràng đã được ghi nhận, mặc dù còn phải xem xét tác động đầy đủ của đại dịch COVID-19.

Liên Hiệp quốc dự báo ​phát triển con người toàn cầu giảm lần đầu tiên trong năm nayBiến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầuBiến đổi khí hậu đe doạ đẩy lùi tiến bộ xoá đói giảm nghèo trong 50 năm

leftcenterrightdel
Theo UNDP, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tốc độ giảm nghèo nhanh chóng. Ảnh: Baoquangbinh 

Ngày 11/7, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Sáng kiến Nghèo đói và Phát triển Con người (OPHI) tại Đại học Oxford đã công bố bản cập nhật mới nhất về Chỉ số Nghèo đói Đa chiều (MPI) ở 110 quốc gia. Báo cáo chứng minh rằng giảm nghèo là mục tiêu có thể đạt được. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu toàn diện về đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức cho việc đánh giá các triển vọng trước mắt.

Phân tích các xu hướng từ năm 2000 đến năm 2022, tập trung vào 81 quốc gia có dữ liệu so sánh theo thời gian, cho thấy 25 quốc gia, bao gồm một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã thành công trong việc giảm một nửa chỉ số nghèo đói trong vòng 15 năm – một tiến bộ nhanh chóng. Một số nước nổi bật trong nhóm này gồm Campuchia, Trung Quốc, Congo, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Maroc, Serbia và Việt Nam.

Đáng chú ý, Ấn Độ đã chứng kiến sự giảm nghèo đáng kể, với 415 triệu người thoát nghèo chỉ trong vòng 15 năm. Trong khi đó, một số lượng lớn người dân cũng đã thoát nghèo ở Trung Quốc (giảm 69 triệu người) và Indonesia (giảm 8 triệu người).

Thiếu dữ liệu

Bất chấp những xu hướng đáng khích lệ này, việc thiếu dữ liệu sau đại dịch đối với hầu hết 110 quốc gia nằm trong danh sách theo dõi chỉ số MPI toàn cầu đã hạn chế hiểu biết của chúng ta về tác động của đại dịch đối với nghèo đói.

Ông Pedro Conceicao, Giám đốc Văn phòng Báo cáo tình hình phát triển con người, nhận xét: “Khi chúng ta đạt đến điểm giữa của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, chúng ta có thể thấy rõ rằng đã có những tiến bộ ổn định trong giảm nghèo đa chiều trước đại dịch. Tuy nhiên, điểm tiêu cực là tác động của đại dịch ở các khía cạnh như giáo dục là rất lớn và có thể để lại hậu quả lâu dài. Chúng ta buộc phải tăng cường nỗ lực để hiểu được các khía cạnh bị ảnh hưởng tiêu cực nhất, điều này đòi hỏi phải tăng cường thu thập dữ liệu và nỗ lực chính sách để tiến trình giảm nghèo trở lại đúng hướng”.

Thực tế, các tác động đầy đủ của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn chưa được đo lường. Trong việc thu thập dữ liệu, cần mở rộng bức tranh tổng thể để bao gồm các tác động của đại dịch đối với trẻ em. UNDP cho biết tại hơn 50% số quốc gia được khảo sát, tỷ lệ nghèo ở trẻ em không có sự sụt giảm đáng kể về mặt thống kê. Điều này cho thấy tình trạng nghèo ở trẻ em sẽ tiếp tục là một vấn đề cấp bách, đặc biệt liên quan đến tình trạng đi học và suy dinh dưỡng.

1,1 tỷ  người vẫn đang nghèo đói

leftcenterrightdel
 Trẻ em dưới 18 tuổi chiếm một nửa tổng số người nghèo trên toàn thế giới. Ảnh: Borgen Magazine/Dangcongsan

Được biết, Chỉ số Nghèo Đa chiều (MPI) toàn cầu vừa giám sát tiến trình giảm nghèo, vừa cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách. Chỉ số này đánh giá tình trạng nghèo đói ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người dân, từ khả năng tiếp cận giáo dục và y tế, đến các tiêu chuẩn sống như nhà ở, điện nước, dịch vụ vệ sinh…

Theo báo cáo mới này của UNDP, 1,1 tỷ trong số 6,1 tỷ người (chiếm hơn 18%) đang sống trong tình trạng nghèo đa chiều cấp tính ở 110 quốc gia. Châu Phi cận Sahara (với 534 triệu người nghèo) và Nam Á (với 389 triệu người nghèo) là nơi sinh sống của khoảng 5/6 tổng số người nghèo trên toàn cầu.

Báo cáo cũng cho thấy gần 2/3 tổng số người nghèo (730 triệu người) hiện sinh sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình, khiến hành động ở các quốc gia này trở nên quan trọng đối với việc giảm nghèo toàn cầu. Và mặc dù các quốc gia có thu nhập thấp chỉ chiếm 10% dân số trong danh sách MPI, nhưng đây lại là nơi cư trú của 35% số người nghèo.

Trẻ em dưới 18 tuổi chiếm một nửa số người nghèo trong MPI (566 triệu). Tỷ lệ nghèo ở trẻ em là 27,7%, trong khi ở người lớn là 13,4%. Nghèo đói chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực nông thôn, với 84% người nghèo sống ở nông thôn. Khu vực nông thôn nghèo hơn khu vực thành thị ở tất cả các vùng trên thế giới.

MPI cũng làm sáng tỏ tính phức tạp của nghèo đói – trong đó các chỉ số khác nhau góp phần vào trải nghiệm nghèo đói của người dân một cách khác nhau, khác nhau giữa các vùng và tiểu vùng, giữa và trong các cộng đồng.

Theo UNDP, việc đảm bảo các dữ liệu về nghèo đói toàn cầu được cập nhật và toàn diện là bước quan trọng đầu tiên để giải quyết những thách thức này và duy trì tiến bộ hướng tới một thế giới bình đẳng hơn.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, huyện Phú Lộc đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp gắn với tình hình thực tế từng địa phương, từng hộ gia đình để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo
Giảm nghèo để lên thị xã

Phong Điền là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo 2,05%, tỷ lệ cao thứ tư trong 9 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Trong hành trình xây dựng trở thành thị xã, Phong Điền đặt mục tiêu hạ tỷ lệ giảm nghèo xuống còn 1,75% vào cuối năm 2024.

Giảm nghèo để lên thị xã
Nâng cao kỹ năng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngày 12/9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Phú Vang tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin, tuyên truyền làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Nâng cao kỹ năng truyền thông về giảm nghèo bền vững
Return to top