Thế giới

UNESCO tìm giải pháp giảm thiểu sự gián đoạn học tập do COVID-19

ClockThứ Tư, 11/03/2020 15:09
TTH.VN - Trong nỗ lực kiếm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, nhiều lớp học đã bị đóng cửa trên khắp thế giới, khiến một số lượng học sinh kỷ lục phải nghỉ học, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) hôm qua (10/3) cho biết.

Gần 300 triệu học sinh toàn cầu nghỉ học vì dịch COVID-19

Gần như tất cả học sinh ở Nhật Bản đều phải nghỉ học do sự bùng phát của dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: Baomoi

Giữa lúc gần 363 triệu học sinh – sinh viên trên toàn thế giới phải nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh, UNESCO hôm qua đã triệu tập một hội nghị truyền hình các quan chức giáo dục đại học để tăng cường ứng phó khẩn cấp và chia sẻ các chiến lược nhằm giảm thiểu việc gián đoạn học tập trên toàn thế giới, với sự tham dự của đại diện 73 quốc gia, trong đó có 24 Bộ trưởng và 15 Thứ trưởng Giáo dục.

Theo dữ liệu do UNESCO công bố, cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện đang tác động đến lượng người học kỷ lục trên toàn thế giới, từ cấp tiểu học cho đến đại học, với khoảng 1/5 số học sinh toàn cầu phải nghỉ học và ¼ tổng số sinh viên không thể đến các cơ sở giáo dục đại học.

Đến nay, 15 quốc gia đã ra lệnh đóng cửa trường học trên toàn quốc và 14 quốc gia khác thực hiện việc đóng cửa cục bộ - trải dài từ châu Á, châu Âu, cho đến Trung Đông và Bắc Mỹ.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết đang hợp tác với các nước để tìm giải pháp công nghệ cao, công nghệ thấp và cả giải pháp không công nghệ để đảm bảo tính liên tục của việc học. Theo bà, khi các quốc gia cố gắng chuẩn bị cho các kế hoạch phản ứng thì hợp tác quốc tế là rất quan trọng để chia sẻ các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất và hỗ trợ cho sinh viên, giáo viên và gia đình. Trong bối cảnh đó, UNESCO cũng đang tăng cường nỗ lực để đảm bảo sự đổi mới và hoà nhập, và không làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong học tập, thông qua các biện pháp như học từ xa, bằng nhiều ngôn ngữ.

Để thúc đẩy phản ứng toàn cầu, UNESCO đã tuyên bố thành lập Lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp UNESCO-COVID19 để hỗ trợ các phản ứng quốc gia và chia sẻ các chính sách hiệu quả, tập trung vào các quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Một cộng đồng thực hành rộng lớn hơn sẽ được thành lập để tăng cường chia sẻ kiến ​​thức, học hỏi lẫn nhau và nâng cao năng lực về học tập mở. UNESCO cũng huy động tất cả các chủ thể tham gia, bao gồm cả khu vực tư nhân. Các đối tác như Microsoft sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Lực lượng đặc nhiệm.

Ông Giania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc của UNESCO cho rằng, “chúng ta đang phải đối mặt với một tình huống bất thường với một số lượng lớn các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cùng một vấn đề. Chúng ta cần hợp tác với nhau không chỉ để giải quyết hậu quả giáo dục trước mắt của cuộc khủng hoảng chưa từng có này, mà còn để xây dựng khả năng phục hồi lâu dài của các hệ thống giáo dục”.

Ngoài việc theo dõi tác động của COVID-19 đối với giáo dục, UNESCO đã công bố danh sách các ứng dụng và nền tảng học tập mà phụ huynh, giáo viên và người học, cũng như hệ thống trường học có thể truy cập tự do. UNESCO cũng đang thúc giục các quốc gia sử dụng hòa nhập và công bằng làm nguyên tắc chỉ đạo khi lập kế hoạch phản ứng, và thừa nhận ra rằng việc đóng cửa trường học ảnh hưởng nặng nề nhất đến người học.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
Return to top