Thế giới

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

ClockThứ Bảy, 29/06/2024 08:28
TTH - Theo dữ liệu mới nhất hiện có, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng năm liên quan đến các mục tiêu về giới dành cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, từ 26 tỷ USD lên gần 52 tỷ USD vào năm 2022, tăng 1% so với năm trước đó.

Sau nhiều quý sụt giảm, thương mại toàn cầu chứng kiến những dấu hiệu đáng khích lệUNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình

 UNCTAD nhấn mạnh cần có sự cân bằng trong các lĩnh vực viện trợ để đạt được các mục tiêu bình đẳng giới. Ảnh minh họa: UNICEF

Bất chấp những tiến bộ này, bình đẳng giới toàn cầu vẫn là một mục tiêu xa vời. Ước tính với tốc độ hiện tại, phải mất khoảng 300 năm nữa thế giới mới đạt được mục tiêu bình đẳng giới. Còn nửa chặng đường đến thời hạn năm 2030, nhưng chỉ có 2 trong số 14 chỉ số về Mục tiêu Phát triển Bền vững về bình đẳng giới (SDG 5) đi đúng hướng. Do đó, cần phải có những nỗ lực táo bạo hơn và tập trung hơn, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) nhấn mạnh.

Để đạt được SDG 5, UNCTAD ước tính cần thêm 360 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù viện trợ không thôi sẽ không thể thu hẹp khoảng cách đạt mục tiêu bình đẳng giới, nhưng đây vẫn là một nguồn quan trọng để các nước đang phát triển giải quyết tình trạng thiếu hụt kinh phí cho vấn đề này.

Báo cáo của UNCTAD cũng cho thấy sự thay đổi đáng chú ý đối với các khoản vay trong viện trợ liên quan đến giới. Năm 2012, các khoản vay chỉ chiếm 5,4% số viện trợ đó, nhưng đến năm 2022, tỷ lệ này đã tăng gần gấp 6 lần lên 30,1%. Trong khi các khoản tài trợ vẫn là hình thức chiếm ưu thế, thì sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các khoản vay làm tăng mối lo ngại về tài chính ở các nước đang phát triển vốn đã nặng gánh nặng nợ nần.

Do vậy, việc sử dụng các khoản vay để hỗ trợ các dự án liên quan đến giới cần được quản lý cẩn thận để tránh làm trầm trọng thêm áp lực tài chính đối với các quốc gia nhận viện trợ, vì chi phí lãi vay tăng cao đang gây căng thẳng cho ngân sách chính phủ. Năm 2023, có đến 54 quốc gia đang phát triển dành ít nhất 10% doanh thu để trả lãi nợ vay.

UNCTAD cũng nhấn mạnh những thay đổi đáng kể trong trọng tâm các ngành nhận viện trợ liên quan đến giới. Năm 2012, giáo dục chiếm tỷ trọng cao nhất ở mức 37%. Tuy nhiên, đến năm 2022, các lĩnh vực khác đã vượt qua giáo dục.

Cụ thể, lĩnh vực vận tải, kho bãi và truyền thông có mức tăng đáng kể nhất, với tỷ lệ vốn ODA liên quan đến giới được phân bổ tăng từ 5% lên 39%. Ngược lại, viện trợ y tế và hàng hóa, bao gồm cả hỗ trợ lương thực, đã chứng kiến sự suy giảm tập trung vào bình đẳng giới trong thập kỷ qua.

Những thay đổi này nhấn mạnh sự cần thiết của viện trợ cân bằng để đạt được các mục tiêu bình đẳng giới. Tăng cường tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể nâng cao khả năng tiếp cận các cơ hội của phụ nữ, nhưng giảm tập trung vào các vấn đề sức khỏe có thể làm suy giảm phúc lợi của nữ giới, nhất là những người dễ bị tổn thương.

Rõ ràng, tài trợ cho bình đẳng giới là điều cần thiết để đạt được một thế giới hòa nhập như đã được hình dung trong các SDGs. Nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ và tập trung hơn, tiến bộ sẽ bị đình trệ, khiến sự chênh lệch giới tính không được giải quyết và cản trở sự phát triển toàn cầu, UNCTAD nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ MNS)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình

Phát biểu tại hội nghị cấp cao vừa được tổ chức ở Maroc, Phó Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Pedro Manuel Moreno cho biết, các nước thu nhập trung bình đang phải vật lộn với những thách thức nghiêm trọng và thiếu sự hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là trong việc tiếp cận tài chính.

UNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi
UNCTAD: Cần kiềm chế tác động môi trường trong quá trình số hóa

Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP28 đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới, Tuần lễ Kinh tế số 2023 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD eWeek 2023) đã nêu bật tiềm năng của số hóa trong việc thúc đẩy hành động vì khí hậu, nhưng đồng thời cũng đề cập đến những chi phí môi trường của quá trình này.

UNCTAD Cần kiềm chế tác động môi trường trong quá trình số hóa
Return to top