Thế giới

Việt Nam được khen ngợi về nỗ lực chống đánh bắt cá bất hợp pháp

ClockThứ Ba, 27/10/2020 08:44
TTH - Chưa đầy 1 năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết, những nỗ lực của Việt Nam để triển khai hiệp định này đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong số này có các sáng kiến của Hà Nội trong việc chống lại hành động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).

Ngành thủy sản xây dựng nhiều kịch bản ứng phó dịch COVID-19Xuất khẩu nông, thủy sản: EVFTA mới chỉ là 'cánh cửa'Ngành thủy sản dồn sức cho 3 ‘mũi nhọn’ chiến lược

Việt Nam nỗ lực chống đánh bắt cá bất hợp pháp. Ảnh minh họa: IT/Dân Việt

Về phía Việt Nam, truyền thông trong nước đưa tin, Việt Nam đã và đang thực hiện được các bước quan trọng để thúc đẩy nguồn cá ngừ ổn định và có thể truy xuất nguồn gốc, xây dựng các chuỗi giá trị và chống đánh các hành động IUU để xuất khẩu cá ngừ sang Liên minh châu Âu (EU). Vừa qua, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Tây Ban Nha tại Việt Nam Ruben Saornil Minguez cho biết trong một hội nghị tại Khánh Hòa rằng, Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể về vấn đề này trong những năm gần đây. Ông Ruben cũng lưu ý rằng như một phần của chính sách cải cách, Việt Nam đã nâng cao các tiêu chuẩn trong toàn ngành đánh bắt cá để tuân thủ các quy định đối với quá trình xuất khẩu sang EU theo nội dung hiệp định EVFTA.

Phù hợp những khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã thông qua Luật Thủy sản mới vào năm 2017. Bên cạnh nhiều yêu cầu, quy định mới cũng bắt buộc tất cả các tàu cá phải mang theo thiết bị giám sát. Có thể nói, những quy định mới này có thể giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc thủy sản, nhất là khi số lượng các tàu đánh bắt có cài đặt thiết bị định vị GPS, hoặc thiết bị định vị, giám sát khác đã chứng kiến mức tăng từ 56% vào tháng 4 lên thành 81% vào cuối tháng 8…

Những nỗ lực minh bạch trong quản trị này là một phần trong kế hoạch tổng thể mới của Việt Nam về quản lý nguồn lợi thủy sản. Kế hoạch cũng bao gồm các chương trình để đảm bảo tất cả các tàu cá tuân thủ quy định và sáng kiến đã đưa ra để phát triển nghề đánh bắt bền vững và có trách nhiệm.

Được biết, hiện Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới, trong đó xuất khẩu thủy sản trong năm 2019 đạt 8,6 tỷ USD. Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch, các chuyến hàng xuất khẩu thủy sản đang bị sụt giảm. Cụ thể là trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Song hiện Tổng cục Thủy sản Việt Nam đang nỗ lực triển khai các biện pháp để không chỉ ngăn chặn sự suy giảm mà còn tăng xuất khẩu thủy sản, hướng đến đạt mục tiêu xuất khẩu lượng thủy sản trị giá 9 tỷ USD cho cả năm 2020.

Trong một thông tin khác có liên quan, khi ngành thủy sản của Việt Nam thích ứng với điều kiện thị trường mới, Việt Nam cũng đã và đang đóng vai trò lớn hơn trong các tổ chức nghề cá của khu vực và quốc tế. Đại diện Phòng thương mại Tây Ban Nha tại Việt Nam, ông Ruben Saornil Minguez công nhận, Việt Nam đã và đang thúc đẩy tăng cường nỗ lực trong vấn đề hợp tác quốc tế và phát triển nghề cá bền vững, đóng góp những ý tưởng mới vào Mạng lưới ASEAN IUU Network, Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hiệp Quốc (UNFSA), Hiệp định về các quốc gia có cảng (PSMA) để ngăn chặn, xác định và loại bỏ những hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không kiểm soát…

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ ASEAN Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top