Thế giới

Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong mạng lưới đô thị thông minh ASEAN

ClockThứ Hai, 30/08/2021 15:48
Ngày 30/8, Hội nghị thường niên Mạng lưới đô thị thông minh (ASCN) ASEAN lần thứ tư đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các đại diện quốc gia và 26 đô thị thành viên, Ban thư ký ASEAN cùng các đối tác ngoài mạng lưới.

Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN sẽ bao gồm 3 thành phố của Việt NamĐưa du lịch ASEAN thoát khỏi vòng xoáy của đại dịch COVID-19Thành phố thông minh - giải pháp để ASEAN đối phó với biến đổi khí hậuASEAN và tiến trình xây dựng các thành phố thông minhGiải pháp thông minh ở các thành phố ASEAN giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Bộ Xây dựng đại diện cho Việt Nam cùng đại diện đô thị gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số bộ, ban, ngành liên quan tham gia sự kiện.

Năm 2021, đại diện quốc gia Chủ tịch Mạng lưới ASCN là Brunei Darussalam chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã thảo luận về việc chuẩn bị cho sự kiện Hội nghị thường niên ASCN lần thứ năm vào tháng 11 và các hoạt động trong giai đoạn tới. Singapore được bầu là Quốc gia hướng dẫn ASCN cho hai năm tới; đồng thời giới thiệu Campuchia giữ vai trò Chủ tịch ASCN cho năm 2022.

Tại hội nghị lần này, Bộ Xây dựng đã trình bày tóm tắt hoạt động nổi bật của ASCN trong năm 2020. Trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 tác động tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, với vai trò Chủ tịch mạng lưới ASCN, Việt Nam đã linh động, sáng tạo chuyển phương thức tổ chức các hoạt động, thay vì trực tiếp sang hình thức trực tuyến Hội nghị thường niên lần thứ ba mạng lưới ASCN, Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh 2020; Hội nghị cấp cao Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN-Nhật Bản lần thứ hai…

Ngay sau Hội nghị thường niên ASCN 2020, các thành viên đã thông qua ba văn kiện quan trọng tiếp tục định hình các hoạt động phát triển đô thị thông minh trong toàn mạng lưới hướng tới sự phát triển và thịnh vượng chung là khung giám sát và đánh giá mạng lưới đô thị thông minh ASEAN; khung quy định về sự hợp tác giữa mạng lưới đô thị thông minh ASEAN với các đối tác bên ngoài; văn bản xem xét mở rộng thành viên Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN.

Cùng với đó, sáu đối tác ngoài Mạng lưới ASCN đã đưa ra một số đề xuất hợp tác về phát triển đô thị thông minh với nhiều nội dung phong phú như Hiệp hội Nhật Bản đề xuất về hợp tác đô thị thông minh khu vực ASEAN; chương trình hợp tác toàn cầu của Hàn Quốc; chiến lược quốc gia và dự án về phát triển đô thị thông minh của Nga; hợp tác đô thị thông minh Mỹ-ASEAN; đề xuất tổ chức đoàn khảo sát cho thành viên ASCN của Na Uy; ứng dụng phản hồi sức khỏe thông minh và điều khiển thành phố thông minh của WeGO…

Trong mối quan hệ giữa ASCN và Nhật Bản, các bên đã thống nhất đề xuất cơ chế và hành động cụ thể duy trì kết nối, hợp tác trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh…

Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đối tác với các đối tác trong và ngoài Mạng lưới ASCN. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương để cùng nhau gia tăng những cơ hội phát triển; trong đó đặc biệt chú ý đến lĩnh vực ứng dụng công nghệ chống đại dịch COVID-19, hướng đến mục tiêu cốt lõi của phát triển đô thị thông minh là vì chất lượng cuộc sống, sự phát triển, tiến bộ con người và phát triển quốc gia bền vững.

Các thành viên ASCN tập trung thảo luận để thông qua các tài liệu quan trọng của mạng lưới gồm ý tưởng về phát triển cổng thông tin trực tuyến ASCN; ý tưởng về phát triển bộ công cụ đầu tư đô thị thông minh và bền vững ASEAN. Các tài liệu này là một bước phát triển quan trọng mới, tiếp tục củng cố hoạt động của mạng lưới và tạo nền tảng vững chắc cho việc hợp tác với các đối tác.

Đặc biệt, các thành viên đã thông tin, trao đổi tình hình phát triển đô thị thông minh và chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với đại dịch COVID-19 của mỗi quốc gia; thảo luận về các tiến triển, thử thách và phương hướng hợp tác theo Chương trình hành động đô thị thông minh ASCN; trao đổi với các đối tác ngoài mạng lưới về khả năng đóng góp các sáng kiến trong cơ hội hợp tác chung để thúc đẩy hiện thực hóa đô thị thông minh.

ASCN chính thức được thành lập từ tháng 4/2018 tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 tổ chức tại Singapore. Hiện ASCN có 26 đô thị thành viên đến từ 10 quốc gia. Năm 2020, Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN; đồng thời là Chủ tịch Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top