Thế giới

WEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn

ClockThứ Ba, 16/01/2024 16:25
TTH.VN - Hơn một nửa số nhà kinh tế trưởng cho biết trong báo cáo triển vọng năm nay rằng nhiều khả năng, nền kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ suy yếu. Trong đó, cứ 10 người thì sẽ có 7 người cho biết tốc độ phân mảnh địa kinh tế sẽ tăng tốc.

Khả năng hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực quản trị nhân sựWEF: Thế giới có thể sẽ mất 131 năm nữa để đạt được bình đẳng giớiCác quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tửWEF: Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giớiDiễn đàn Kinh tế Thế giới hoãn hội nghị thường niên 2022 do lo ngại biến thể Omicron

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2024 kêu gọi tăng cường hợp tác toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh bất ổn kinh tế như hiện nay. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong số các khu vực, triển vọng của Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương có phần tích cực hơn.

Trước bối cảnh này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) kêu gọi tăng cường hợp tác toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh bất ổn kinh tế này.

“Sự bất ổn là từ khóa đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc. Điểm tích cực là Trung Quốc là một trong số rất ít nền kinh tế trên thế giới không phải vật lộn với lạm phát hay lãi suất quá cao như hiện nay”, Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi nhận định.

Trước sự chia rẽ và bất ổn toàn cầu ngày càng leo thang, Diễn đàn Kinh tế thế giới thường niên năm 2024 (WEF 2024) đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới. Tại đây, các đại biểu sẽ cùng nhau đối thoại nhằm tăng cường hợp tác và vun đắp quan hệ đối tác.

Trong khuôn khổ sự kiện, diễn đàn sẽ giới thiệu các đề xuất mới nhất về an ninh toàn cầu, thương mại, tăng trưởng kinh tế, việc làm, hành động về khí hậu và thiên nhiên, chuyển đổi năng lượng, gián đoạn công nghệ, cũng như sức khỏe và hạnh phúc.

Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác công tư đổi mới, đồng thời cho biết “Diễn đàn cung cấp cơ cấu để phát triển nghiên cứu, liên minh và khuôn khổ nhằm thúc đẩy hợp tác trong suốt năm”. Vị lãnh đạo tin tưởng, hội nghị thường niên sẽ giúp tăng cường kết nối giữa các nhà lãnh đạo.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top