Thế giới

WHO cảnh báo dịch tả bùng phát với tỷ lệ tử vong cao hơn

ClockThứ Bảy, 01/10/2022 18:04
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số ca mắc bệnh tả trên thế giới tăng mạnh trong năm nay, đặc biệt ở những khu vực dân cư nghèo đói và xảy ra xung đột. Đến nay đã có 26 quốc gia phát hiện các ổ bùng phát dịch tả, đáng chú ý là tỷ lệ tử vong tăng mạnh.

WHO: Số ca mắc dịch tả giảm 60% trên toàn cầuWHO quan ngại về thảm họa thứ hai tại Pakistan

Trẻ em mắc bệnh tả được điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Kandahar, Afghanistan ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Bệnh tả là bệnh lây lan do ăn phải thức ăn hoặc nước uống có mầm bệnh, có thể gây tiêu chảy cấp. Phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 30/9, Trưởng nhóm phụ trách dịch tả của WHO, ông Philippe Barboza cho biết thông thường, mỗi năm chỉ có chưa đến 20 nước phát hiện các ổ bùng phát dịch tả. Tuy nhiên, sau nhiều năm ghi nhận chiều hướng giảm, từ đầu năm 2022 đến nay, số ổ dịch tả đã bùng phát nhiều một cách đáng lo ngại trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong trung bình do bệnh này gây ra tính từ đầu năm đến nay cũng đã tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ trung bình được ghi lại trong 5 năm gần nhất. Hiện tỷ lệ này ở châu Phi là 3%.

Hầu hết người nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nhưng nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ. Một ổ bùng phát dịch tả tại Syria đã khiến ít nhất 33 người tử vong, gây nguy cơ ở hầu hết các địa phương vốn đã bị tàn phá trong 11 năm xung đột ở nước này, đặc biệt là những trại tị nạn vốn chật cứng người mất nhà cửa đến tạm trú. Ông Barboza cũng lo ngại các ổ dịch ở vùng Sừng châu Phi, một số khu vực ở châu Á, trong đó có Pakistan với nhiều địa phương hiện vẫn đang ngập trong nước lũ hoặc vẫn chưa khắc phục hết hậu quả của trận lũ lụt lịch sử vừa qua.

Theo quan chức WHO, hiện trên thế giới chỉ còn vài triệu liều vaccine phòng bệnh tả đủ dùng đến cuối năm nay. Một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung khan hiếm là không có nhiều nhà sản xuất loại vaccine này. WHO vẫn duy trì dự trữ vaccine phòng bệnh tả cho tình huống khẩn cấp.

Ông Barboza lo ngại rõ ràng thế giới không đủ vaccine để sử dụng nếu xảy ra các đợt bùng phát cấp và việc triển khai các chiến dịch tiêm phòng nhằm ngăn ngừa dịch bùng phát, đặc biệt giúp giảm nguy cơ tại các nước dễ chịu tác động, lại càng khó khăn hơn. Theo WHO, hiện chưa có dữ liệu tổng hợp về số ca mắc bệnh tả trên toàn cầu vì hệ thống giám sát bệnh ở các nước không giống nhau.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top