Thế giới

WHO cảnh báo đối với các biện pháp truyền thống điều trị COVID-19 chưa được kiểm nghiệm

ClockThứ Năm, 07/05/2020 10:51
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết các cây thuốc như Artemisia annua, được quảng cáo là phương pháp có thể đối với điều trị COVID-19, nên được kiểm tra về hiệu quả và tác dụng phụ, với khẳng định sẽ luôn ủng hộ y học cổ truyền đã được khoa học chứng minh.

Lãnh đạo thế giới cam kết đẩy nhanh các nỗ lực phát triển thuốc và vaccine chống COVID-19WHO tiến hành 2 phương pháp thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19

Cây thanh hao hoa vàng (sweet wormwood). Ảnh: Internet

Cuộc đua tìm ra phương pháp chữa trị COVID-19 đã làm dấy lên sự quan tâm mới đối với các loài thực vật như cây Artemisia annua, còn được gọi là cây thanh hao hoa vàng (sweet wormwood). Tổng thống Madagascar, ông Andry Rajoelina, đang thúc đẩy một phương pháp chữa bệnh dựa trên loại cây này. Mặc dù loại thảo dược này chưa được thử nghiệm một cách khoa học, nhưng người đứng đầu một số quốc gia châu Phi đã tuyên bố đặt hàng hoặc thậm chí đã nhận những lô hàng đầu tiên.

"Ngay cả khi các liệu pháp có nguồn gốc từ thực tiễn truyền thống và tự nhiên, việc xác nhận tính hiệu quả và an toàn của chúng thông qua các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt là điều rất quan trọng", văn phòng WHO khu vực châu Phi cận Sahara cho biết. WHO cũng tiết lộ rằng đang làm việc với các tổ chức nghiên cứu để lựa chọn các sản phẩm y học cổ truyền có thể được nghiên cứu và kiểm tra về hiệu quả lâm sàng cũng như tính an toàn trong việc điều trị COVID-19.

Theo WHO, cần thận trọng chống lại các thông tin sai lệch, đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội, về hiệu quả của một số biện pháp phòng chống và điều trị COVID-19 khi các nỗ lực vẫn đang được tiến hành để tìm cách điều trị bệnh COVID-19. "Nhiều loại thực vật và hợp chất đang được đề xuất mà không có yêu cầu tối thiểu và bằng chứng về chất lượng, an toàn và hiệu quả”, WHO cho hay.

WHO cũng cảnh báo rằng việc sử dụng các sản phẩm chưa được nghiên cứu kỹ có thể khiến mọi người gặp nguy hiểm, mang lại cho họ cảm giác an toàn giả và làm họ xao lãng các biện pháp phòng ngừa thực sự.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top