Thế giới

WHO: Ghi nhận hơn 41.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ trên toàn cầu

ClockThứ Sáu, 26/08/2022 09:55
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/8 cho biết, hơn 41.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ và 12 trường hợp tử vong đã được báo cáo từ 96 quốc gia trên thế giới, trong đó phần lớn các ca nhiễm là ở Mỹ.

Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu ÂuĐợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉMỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Người dân ở thành phố New York, Mỹ tại một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trước đó vào tháng 7 vừa qua, WHO đã tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Theo báo cáo dịch tễ học mới nhất từ cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc (LHQ), số lượng các ca bệnh được báo cáo trên toàn cầu đã giảm 21% trong tuần kết thúc vào ngày 21/8, sau khi chứng kiến xu hướng gia tăng kéo dài một tháng về số ca nhiễm.

Trong một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định: “Có những dấu hiệu cho thấy đợt bùng phát đang chậm lại ở khu vực châu Âu, nơi mà sự kết hợp của các biện pháp y tế công cộng hiệu quả, sự thay đổi hành vi và chiến dịch tiêm chủng đang giúp ngăn chặn sự lây nhiễm”.

Tuy nhiên, hơn 10 quốc gia đã chứng kiến ​​sự gia tăng về số lượng các ca nhiễm hàng tuần, với mức tăng cao nhất đã được báo cáo tại Mỹ. Hơn 34% tổng số ca nhiễm trên toàn cầu hiện nay được báo cáo tại quốc gia này. Cũng theo WHO, sự lây nhiễm ở khu vực châu Mỹ đã cho thấy "mức tăng mạnh và liên tục" trong tuần trước.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top