Thế giới

WHO khuyến nghị về việc sử dụng thuốc Molnupiravir chống COVID-19

ClockThứ Năm, 03/03/2022 10:15
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2/3 đã khuyến nghị dùng loại thuốc viên Molnupiravir chống COVID-19 cho những bệnh nhân có triệu chứng bệnh vừa phải nhưng có nguy cơ trở nặng phải nhập viện điều trị, như người cao tuổi hoặc người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Hội đồng chuyên gia FDA khuyến nghị sử dụng thuốc Molnupiravir của Merck trong điều trị COVID-19Châu Âu xem xét duyệt thuốc Molnupiravir đặc trị COVID-19

Molnupiravir - loại thuốc kháng virus do hãng Merck & Co (Mỹ) phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN

Thuốc viên Molnupiravir do công ty dược phẩm Mỹ Merch phát triển. Theo khuyến nghị của WHO, người mắc COVID-19 cần uống thuốc này sớm nhất có thể khi triệu chứng bệnh phát triển và uống trong 5 ngày.

Một nhóm chuyên gia của WHO cho rằng người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính nên sử dụng thuốc này nếu có triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên các chuyên gia này nêu rõ "người trẻ và người có sức khỏe tốt, trong đó có trẻ em, phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, không sử dụng thuốc này vì có thể có hại".     

Khuyến nghị mới này của WHO được đưa ra căn cứ kết quả 6 cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên với sự tham gia của 4.796 bệnh nhân. Kết quả thử nghiệm cho thấy Molnupiravir giúp giảm nguy cơ phải nhập viện, với tỷ lệ giảm 43 ca trên 1.000 bệnh nhân có nguy cơ cao, cũng như giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh chỉ trong thời gian trung bình 3,4 ngày.

Về ngăn ngừa nguy cơ tử vong, thuốc cho thấy ít hiệu quả hơn, chỉ giảm được 6 ca trên 1.000 bệnh nhân trở nặng. WHO thừa nhận các vấn đề chi phí và nguồn cung là những trở ngại trong việc tiếp cận thuốc Molnupiravir đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Mặc dù vaccine vẫn là công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống đại dịch, các chuyên gia hoan nghênh các hãng dược phẩm tiếp tục bổ sung các phương pháp điều trị bằng thuốc uống giúp ức chế khả năng tái tạo của virus và kháng được các biến thể mới. Một loại thuốc viên chính khác chống COVD-19 hiện có là Paxlovid của Pfizer.

Tuy nhiên, có những lo ngại về thuốc Molnupiravir của Merck khi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chưa cấp phép sử dụng cho người dưới 18 tuổi vì sản phẩm có thể ảnh hưởng đến phát triển xương khớp.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Báo động người trẻ sử dụng ma túy

Theo thông tin từ UBND tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 400 người nghiện và gần 800 người sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng báo động, có tình trạng một bộ phận giới trẻ nhận thức rằng ma túy tổng hợp chỉ là chất kích thích gây cảm giác hưng phấn tức thời, không gây nghiện, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Báo động người trẻ sử dụng ma túy
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top