Thế giới

WHO nâng cảnh báo về nguy cơ với dịch Covid-19 ở mức “rất cao“

ClockThứ Bảy, 29/02/2020 15:23
Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh có thêm nhiều quốc gia xác nhận những ca nhiễm SARS-CoV-2, cho thấy dịch bệnh đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

WHO: Thế giới phải khẩn trương hành động trước khi quá muộn để dập dịch COVID-19WHO lo ngại trước sự lây lan toàn cầu của COVID-19WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2WHO tiến hành 2 phương pháp thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19WHO đặt tên chính thức virus corona (nCoV) là “Covid-19”

 

Ngày 28/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cảnh báo toàn cầu về nguy cơ đối với dịch Covid-19 lên mức “rất cao”, cho rằng việc tiếp tục gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và số quốc gia ghi nhận ảnh hưởng bởi dịch bệnh này là “mối quan ngại rõ ràng”. Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh có thêm nhiều quốc gia xác nhận những ca nhiễm SARS-CoV-2, cho thấy dịch bệnh đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Ngày 28/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cảnh báo toàn cầu về nguy cơ đối với dịch Covid-19 lên mức “rất cao”. Ảnh minh họa: KT

Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Đan Mạch, Estonia, Litva, Hà Lan và Nigeria đã báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Tất cả các trường hợp này đều có liên quan đến Italy. 

24 trường hợp nhiễm Covid-19 đã từ Italy lan sang 14 quốc gia khác và 97 trường hợp từ Iran lan sang 11 quốc gia khác. Sự gia tăng liên tục về số lượng các trường hợp và số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng trong vài ngày qua rõ ràng là mối quan tâm. Chúng tôi tăng mức độ đánh giá nguy cơ dịch bệnh lây lan và nguy cơ tác động của dịch bệnh Covid-19 hiện ở mức rất cao trong cấp độ toàn cầu”.

Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO,  ông Michael Ryan cho biết, việc nâng mức độ cảnh báo ở cấp độ toàn cầu đồng nghĩa với việc các quốc gia cần phải hành động mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với nguy cơ dịch bệnh hiện nay.

Dù chưa dùng tới từ “đại dịch” vào thời điểm này nhưng Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng, Covid-19 có thể được khống chế bằng những biện pháp thích hợp và sự phối hợp của cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới diễn ra trong bối cảnh hôm qua, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng trên thế giới khi có thêm 7 nước xác nhận các ca nhiễm đầu tiên gồm Hà Lan, Nigeria, Litva, Belarus, New Zealand, Azerbaijan và Mexico.          

Đáng quan ngại hơn cả là trường hợp nhiễm đầu tiên tại Nigeria. Đây cũng là ca nhiễm đầu tiên tại khu vực Nam Sahara ở châu Phi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các hệ thống y tế của châu Phi chưa được trang bị đầy đủ để ứng phó với dịch và dịch bệnh đang "trở nên nghiêm trọng hơn". 

Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO - Michael Ryan nói: “Nigeria cần phải chuẩn bị đặc biệt để có hệ thống y tế mạnh hơn vì nước này là một quốc gia rộng lớn với dân số khổng lồ và có nhiều người dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở miền Bắc khi nơi đây tập trung đông người tị nạn”.

Trong bối cảnh đó, nhiều nước Châu Phi bắt đầu gấp rút tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, sau khi khởi phát tại Trung Quốc đại lục hồi tháng 12 năm ngoái, dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn  85.200 người nhiễm và hơn 2.900 người tử vong trên toàn thế giới.

Trong khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đại lục có dấu hiệu thuyên giảm, tại Hàn Quốc, dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng. Sáng nay, Cơ quan Y tế Hàn Quốc thông báo có thêm 594 ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh Covid-19 tại nước này lên 2.931 ca. Hiện Hàn Quốc cũng là nước ghi nhận số ca nhiễm bệnh nhiều nhất thế giới ngoài Trung Quốc đại lục. 

Tối 28/2, giới chức Hàn Quốc thông báo 3 ca tử vong tại nhà, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại nước này lên 16 người./.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top