Thế giới
Cập nhật COVID-19:

WHO: Nhiều quốc gia chưa đủ khả năng tiếp cận với vaccine COVID-19

ClockThứ Tư, 07/04/2021 09:03
TTH.VN - Trong một tuyên bố đưa ra đầu tuần này, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, một số quốc gia vẫn chưa có đủ khả năng tiếp cận với vaccine để bắt đầu triển khai tiêm chủng cho nhân viên y tế và những nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất chống lại COVID-19.

Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống MỹSingapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tớiCOVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tớiCanada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tácMỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế

Nhiều quốc gia chưa đủ khả năng tiếp cận với vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: Getty Images/Báo Nhân dân

“Mở rộng quy mô sản xuất và phân phối công bằng vẫn là rào cản lớn để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19”, Tổng Giám đốc Tedros nhận định.

Cùng lúc đó, đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra tổn thất nghiêm trọng trên diện rộng trên khắp châu Âu và việc triển khai vaccine chậm chạp của Liên minh châu Âu có khả năng kéo dài sự đau đớn này.

Nếu các nhà lãnh đạo khu vực không sớm triển khai hành động khắc phục, đại dịch có thể gây ra thiệt hại không thể cứu vãn cho chính khu vực EU.

Khi COVID-19 xuất hiện và bắt đầu bùng phát vào năm 2020, các quốc gia thành viên EU đã không thể thống nhất về việc triển khai vaccine – tuyến phòng thủ chính của họ để chống lại đại dịch. Gần đây, 13 quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) đã đình chỉ sử dụng vaccine COVID-19 của Oxford/AstraZeneca sau khi một số ít những người tiêm chủng vaccine này đã xuất hiện hội chứng đông máu.

Kết luận sau đó của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) rằng vaccine được phát triển bởi Oxford/AstraZeneca là “an toàn và hiệu quả” đã không làm yên lòng tất cả mọi người. Trong khi một số quốc gia EU đã tiếp tục triển khai tiêm chủng loại vaccine này, thì Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển vẫn duy trì lệnh tạm ngưng sử dụng vaccine, và Pháp lại ra lệnh hạn chế tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cho những người trên 55 tuổi.

Tờ CNA ngày 7/4 dẫn tin cho biết, hiện ưu tiên hàng đầu của EU trong những tuần tới là phải giải quyết tình trạng thiếu vaccine. Thêm vào đó, EU cũng phải bảo vệ những người có nguy cơ, vẫn đang trong quá trình đợi được tiêm chủng, thậm chí là không thể tiêm chủng do mắc một số bệnh lý nền nghiêm trọng, hay đang trong quá trình điều trị.

Trong một thông tin liên quan, đối mặt với những thách thức liên quan đến vaccine và sự không thống nhất của các quốc gia trong khối, Ủy ban châu Âu đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để quản lý nguồn cung vaccine trong những tháng tới. Do Ủy viên phụ trách thị trường nội địa châu Âu Thierry Breton lãnh đạo, lực lượng đặc nhiệm sẽ huy động tất cả năng lực sẵn có của Liên minh châu Âu, với mục tiêu đầy tham vọng là hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành vào cuối mùa hè này.

Song song đó, vào tháng 2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố về việc thành lập Cơ quan ứng phó và Chuẩn bị khẩn cấp Y tế châu Âu (HERA) – một cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến biến thể mới...

Nhìn chung, bằng bất kỳ cách thức nào, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng phải khẩn trương đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho khu vực. Ngoài ra, họ cũng nên xác định một chiến lược mới đầy tham vọng để hỗ trợ đổi mới dược phẩm châu Âu, vì người dân ở khắp mọi nơi.

Trong diễn biến về tình hình dịch bệnh, Cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrada sau khi dương tính với virus SARS-CoV-2, hiện đang được điều trị với máy thở để hỗ trợ khả năng hô hấp suy giảm. Cùng lúc, tại Canada, Thủ tướng nước này là ông Justin Trudeau thông tin, số ca nhiễm COVID-19 phải nhập viện ở đây hiện đang tăng lên, các giường bệnh chăm sóc đặc biệt đang được lấp đầy và các biến thể của COVID-19 cũng đang lan rộng như một đợt dịch tứ 3 đang càn qua đất nước.

“Trên khắp thế giới, các quốc gia đang phải đối mặt với đợt dịch thứ 3 rất nghiêm trọng và ngay bây giờ, Canada cũng vậy”, vị thủ tướng cho hay.

Được biết, trong tuần qua, Canada đã ghi nhận trung bình gần 5.200 trường hợp nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày. Tổng số ca nhiễm là hơn 1 triệu trường hợp, 23.000 người bệnh đã tử vong.

Tỉnh bang Ontario của Canada – nơi đông dân nhất quốc gia đã bắt đầu lệnh phong tỏa từ ngày 3/4, song chính quyền và các quan chức địa phương vẫn kêu gọi phải triển khai thêm nhiều biện pháp quyết liệt hơn.

Ở Mỹ, chính phủ nước này tuyên bố loại trừ việc áp dụng bất kỳ hình thức hộ chiếu vaccine nào.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top