Thế giới

WHO nỗ lực đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn

ClockThứ Năm, 16/04/2020 14:48
Ngày 15/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ ngừng tài trợ cho WHO.

WHO cảnh báo COVID-19 vẫn chưa tới đỉnh dịchHơn 22.000 nhân viên y tế toàn cầu mắc Covid-19IMF lập ủy ban tư vấn chính sách cho các nước ảnh hưởng vì COVID-19WHO: Cần thận trọng với các lệnh dỡ bỏ hạn chếWHO: Thế giới thiếu 6 triệu điều dưỡng

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: SCMP)

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu tại họp báo trực tuyến, ông Tedros bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ tiếp tục là một nước tài trợ chính cho WHO, nhấn mạnh cam kết của tổ chức này trong việc phục vụ người dân trên toàn thế giới, cũng như đảm bảo sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Ông cho biết hoạt động ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của WHO sẽ được các nước thành viên của tổ chức này cũng như các cơ quan độc lập đánh giá để đảm bảo tính minh bạch và xác định trách nhiệm rõ ràng.

Trước mắt, WHO sẽ có đánh giá về mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của mình sau khi Mỹ ngừng viện trợ, đồng thời cố gắng đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn. Tổng Giám đốc WHO cũng nói thêm rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không phân biệt các quốc gia giàu hay nghèo, nhỏ hay lớn, cũng như không phân biệt quốc tịch hay chủng tộc. Theo ông, đây là lúc tất cả các nước trên toàn thế giới phải đoàn kết trong cuộc chiến chống lại kẻ thù nguy hiểm chung COVID-19.

Trước đó, ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Washington sẽ đóng băng các khoản hỗ trợ tài chính cho WHO trong khi tiến hành đánh giá xem liệu tổ chức này có che đậy thông tin tình hình dịch bệnh COVID-19 và có thiếu sót nghiêm trọng trong ứng phó với dịch bệnh hay không.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top