Thế giới

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện mối đe dọa bệnh truyền nhiễm

ClockChủ Nhật, 21/05/2023 07:46
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/5 đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như COVID-19, đồng thời chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

WHO: Hơn 1 tỷ người ở 43 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ dịch tảTình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 đã qua nhưng rủi ro vẫn còn

leftcenterrightdel
 Người dân ở tiểu bang Virginia, Mỹ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, Mạng lưới giám sát mầm bệnh quốc tế (IPSN) sẽ cung cấp một nền tảng để kết nối các quốc gia và khu vực, cải thiện các hệ thống thu thập và phân tích mẫu.

Mạng lưới này nhằm mục đích giúp đảm bảo các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm được xác định và theo dõi một cách nhanh chóng, cũng như thông tin được chia sẻ và hành động để ngăn chặn các thảm họa như đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, mạng lưới sẽ dựa vào bộ gen của mầm bệnh để phân tích mã di truyền của virus, vi khuẩn và các sinh vật gây bệnh khác, để hiểu mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của chúng, cũng như cách chúng lây lan.

Dữ liệu được thu thập sẽ được đưa vào một hệ thống giám sát bệnh tật rộng lớn hơn, được sử dụng để xác định và theo dõi bệnh tật, nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát và phát triển những phương pháp điều trị cũng như các loại vaccine.

Những mục tiêu "đầy tham vọng"

Trong một động thái liên quan, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng ca ngợi các mục tiêu "đầy tham vọng" của mạng lưới mới; đồng thời nói rằng, mạng lưới này có thể "đóng một vai trò quan trọng trong an ninh y tế".

“Như đã được chứng minh rất rõ ràng với chúng ta trong đại dịch COVID-19, thế giới sẽ mạnh mẽ hơn khi sát cánh cùng nhau để chống lại các mối đe dọa sức khỏe chung”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.

Được biết, đây là sáng kiến mới nhất trong số những sáng kiến được đưa ra kể từ đại dịch COVID-19, nhằm tăng cường khả năng của thế giới trong việc ngăn chặn và ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa từ đại dịch.

Trong đó, mạng lưới này sẽ tập hợp các chuyên gia về bộ gen và phân tích dữ liệu, từ các Chính phủ, cơ sở nghiên cứu và đào tạo, cũng như khu vực tư nhân...

“Tất cả đều có chung một mục tiêu, đó là phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa bệnh tật trước khi chúng trở thành dịch bệnh và đại dịch, đồng thời tối ưu hóa hoạt động giám sát bệnh tật thông thường”, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc nói thêm.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top