Thế giới

WHO: Hơn 1 tỷ người ở 43 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ dịch tả

ClockThứ Bảy, 20/05/2023 16:56
TTH.VN - Sau nhiều năm suy giảm đều đặn, dịch tả đang quay trở lại một cách tàn khốc và nhắm vào các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, các chuyên gia y tế của Liên Hiệp Quốc cảnh báo ngày 19/5.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnhWHO: Vaccine tả đang thiếu trầm trọng

leftcenterrightdel
 Sau nhiều năm suy giảm, dịch tả đang quay trở lại một cách tàn khốc, với số người mắc bệnh tả tăng mạnh. Ảnh: UN/Laodong

Trong một cảnh báo mới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết ngày càng có nhiều quốc gia phải đối mặt với sự bùng phát dịch tả, với số lượng ca bệnh được báo cáo ngày càng tăng và hậu quả đối với người bệnh tồi tệ hơn 10 năm trước.

“Dịch tả đang giết chết những người dân nghèo ngay trước mắt chúng ta”, ông Jérôme Pfaffmann Zambruni, Trưởng bộ phận Khẩn cấp Y tế Công cộng của UNICEF nói.

Báo hiệu cho một viễn cảnh ảm đạm, dữ liệu của WHO chỉ ra rằng vào tháng 5 năm ngoái, 15 quốc gia đã ghi nhận các ca mắc bệnh tả, nhưng đến giữa tháng 5 năm nay “chúng ta đã có 24 quốc gia báo cáo về các ca mắc tả và dự đoán con số này sẽ tăng cao hơn với sự thay đổi theo mùa của các ca mắc tả”, ông Henry Gray – người đứng đầu bộ phận ứng phó với bệnh tả toàn cầu của WHO cho biết và cảnh báo “chúng ta có nguy cơ bị thụt lùi, bất chấp những tiến bộ trong việc kiểm soát dịch tả đã được thực hiện trong những thập kỷ trước”.

WHO ước tính rằng hơn 1 tỷ người ở 43 quốc gia trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh tả, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Tỷ lệ tử vong cao bất thường của bệnh tả cũng đáng báo động. Malawi và Nigeria đã ghi nhận tỷ lệ tử vong ở những người mắc bệnh tả cao tới 3% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức có thể chấp nhận được là 1%.

Số ca mắc dịch tả tăng đột biến

Theo WHO, Đông Nam Phi bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi dịch tả, với các ca lây nhiễm lan rộng ở Malawi, Mozambique, Nam Phi, Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Sự gia tăng này diễn ra sau sự tàn phá của Bão Freddy vào tháng 2 và tháng 3 năm nay, khiến 800.000 người ở Malawi và Mozambique phải di dời trong nước và làm gián đoạn các hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Những cộng đồng dễ bị tổn thương này có nguy cơ cao mắc bệnh tả - một căn bệnh có thể phòng ngừa được, và thường phát triển mạnh ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt.

Cả WHO và UNICEF đều nhất trí rằng sự kết hợp nguy hiểm của biến đổi khí hậu, thiếu đầu tư vào nước sạch, vệ sinh môi trường và các dịch vụ vệ sinh - và trong một số trường hợp là xung đột vũ trang - đã dẫn đến sự lan rộng của dịch tả.

Vaccine: công cụ hữu ích, nhưng không phải giải pháp tổng thể

Mặc dù thế giới đã có vaccine để bảo vệ chống lại bệnh tả, nhưng nguồn cung không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Theo WHO, thế giới hiện cần 18 triệu liều vaccine, nhưng chỉ có 8 triệu liều được cung cấp.

Ông Gray cho biết: “Tăng sản lượng không phải là giải pháp một sớm một chiều… Kế hoạch là tăng gấp đôi sản lượng vaccine vào năm 2025, nhưng chúng ta sẽ không có đủ nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn. Vaccine là một công cụ hữu ích, nhưng không phải là một giải pháp tổng thể. Đầu tư dài hạn vào vệ sinh môi trường nước là ưu tiên hàng đầu”, ông nói thêm.

Nhất trí với WHO, đại diện của UNICEF – ông Zambruni cũng cho rằng chúng ta không chỉ cần đầu tư dài hạn mà còn cần đầu tư ngay lập tức vào hệ thống cấp nước để đảm bảo khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh.

Để đối phó với mối đe dọa bệnh tả đang gia tăng, WHO đang triển khai Kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và sẵn sàng chiến lược trong 12 tháng, cần 160 triệu USD, song song với Lời kêu gọi hành động của UNICEF với 480 triệu USD.

Kế hoạch ứng phó bệnh tả kết hợp của 2 cơ quan này sẽ bao gồm 40 quốc gia đang trong tình trạng khủng hoảng cấp tính, chú trọng đến sự phối hợp, giám sát và phòng ngừa nhiễm trùng, tiêm chủng, điều trị, và nước sạch, vệ sinh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top