Thế giới
Các chuyên gia y tế Trung Quốc:

Tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 đã qua nhưng rủi ro vẫn còn

ClockThứ Hai, 08/05/2023 09:18
TTH.VN - Trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, giới chức y tế Trung Quốc vẫn nhận định rằng chủng virus này vẫn có hại và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, đồng thời tăng cường tiêm chủng cho các nhóm có nguy cơ cao.

WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều biến độngChọn hướng đi cho quá trình chuyển đổi số trong thế giới hậu COVID-19Trung Quốc bỏ quy định đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộngGiám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnhKhông còn xa nữa, Trung Quốc sẽ thoát khỏi đại dịch COVID-19

leftcenterrightdel
Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc hoàn toàn, các nước vẫn cần phải nâng cao cảnh giác, không làm tình hình dịch bệnh lây lan nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa: Báo Người Lao động 

Vào ngày 5/5 vừa qua, WHO đã chấm dứt mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch COVID-19 sau hơn ba năm đưa ra tuyên bố. Qua đây, tổ chức cũng cho biết rằng các quốc gia hiện nên quản lý virus như với các bệnh truyền nhiễm khác.

Liang Wannian, người đứng đầu hội đồng chuyên gia phản ứng với COVID-19 của Trung Quốc, thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết, nước này sẽ tiếp tục theo dõi các đột biến của virus, đồng thời cũng tăng cường tiêm chủng cho các nhóm dân số chính, có nguy cơ cao, cũng như tìm cách cải thiện khả năng điều trị COVID-19.

Theo đó, Trung Quốc đã kiên quyết “không khoan nhượng” đối với đại dịch, khi rất lâu sau khi hầu hết các quốc gia đã bắt đầu sống chung với virus, nước này mới chính thức chấm dứt các hạn chế chống dịch vào cuối năm 2022.

Vào tháng 2/2022, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố “giành được chiến thắng quyết định” trước COVID-19 và tuyên bố ghi nhận tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 gây ra thấp nhất thế giới, dù những dữ liệu này đã đối mặt với ý kiến trái chiều của các chuyên gia.

Trong một thông tin có liên quan, thông báo của WHO được đưa ra sau khi Ủy ban Khẩn cấp Độc lập về cuộc khủng hoảng COVID-19 nhất trí rằng tình hình đại dịch đã không còn nghiêm trọng tương đương với mức cảnh báo cao nhất của tổ chức và “khuyến cáo rằng đã đến lúc chuyển sang giai đoạn quản lý lâu dài đại dịch COVID-19”.

Dù vậy, nguy hiểm vẫn chưa kết thúc. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh. Trong đó, ông đã đưa ra ước tính rằng đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của “20 triệu người”, tức gấp khoảng 3 lần so với gần 7 triệu ca tử vong được ghi nhận chính thức.

Theo Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Virus vẫn đang ở đây. Nó vẫn cướp đi sinh mạng của con người và nó vẫn đang thay đổi. Điều tồi tệ nhất mà bất kỳ quốc gia nào có thể hứng chịu là sử dụng thông tin chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu về đại dịch như một lý do để mất cảnh giác, cũng như dỡ bỏ các hệ thống mà các nước đã xây dựng hoặc tuyên bố với người dân rằng COVID-19 hiện chỉ là một đại dịch không cần lo lắng quá nhiều”.

Cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc lần đầu tiên tuyên bố đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) vào ngày 30/1/2020.

Tuyên bố được đưa ra vài tuần sau khi căn bệnh do chủng virus mới bí ẩn được phát hiện ở Trung Quốc và số ca nhiễm ít hơn 100, không có ca tử vong nào được báo cáo bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

Tuy nhiên, chỉ sau khi Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus mô tả tình hình của COVID-19 ngày càng tồi tệ như một đại dịch vào ngày 11/3/2020, nhiều nước mới nhận ra mối nguy hiểm này.

Đến lúc đó, virus SARS CoV-2 gây ra căn bệnh này đã hoành hành và gây chết người kinh hoàng trên toàn cầu.

Ông Tedros nhận định, một trong những bi kịch lớn nhất của COVID-19 không nhất thiết phải diễn ra theo cách này. Qua đây, ông chỉ trích sự thiếu phối hợp, thiếu công bằng và thiếu đoàn kết, đồng nghĩa với việc có nhiều sinh mạng vốn dĩ nên được bảo vệ tốt đã bị cướp đi. Do đó, chúng ta phải tự hứa với bản thân và con cháu của mình rằng sẽ không được phạm phải sai lầm này một lần nào nữa.

Mặc dù số ca tử vong do đại dịch COVID-19 gây ra trên toàn cầu đã giảm 95% kể từ tháng 1, song căn bệnh này vẫn là kẻ giết người hàng đầu.

“Chỉ riêng tuần trước, cứ sau 3 phút, COVID-19 lại cướp đi sinh mạng của một người và đó chỉ là những nỗi buồn mà chúng ta biết đến”, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định.

Trong một ý kiến có liên quan, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 Maria Van Kerkhove nhất trí: “Giai đoạn khẩn cấp đã kết thúc, nhưng đại dịch COVID-19 thì chưa”.

Trước tình hình hiện tại, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về tác động liên tục của hiện tượng COVID kéo dài (Long COVID), gây ra nhiều triệu chứng suy nhược và thường nghiêm trọng, có thể kéo dài trong nhiều năm. Ông cảnh báo, khả năng cao tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến 1/10 số người đã từng mắc COVID-19, qua đây cho thấy có thể hàng trăm triệu người cần được chăm sóc lâu dài hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top