Thế giới

WHO: Số lượng ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang giảm

ClockThứ Sáu, 18/02/2022 15:36
TTH.VN - Hãng Thông tấn The Straits Times ngày 18/2 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, sự gia tăng của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 dường như đang chậm lại ở nhiều nơi trên thế giới.

WHO: Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức caoNhững điều cần biết về biến thể phụ BA.2 của Omicron

Một bảng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo cơ quan này, các ca nhiễm COVID-19 mới trên toàn thế giới đã giảm 19% tính từ ngày 7 - 13/2, so với một tuần trước đó; tuy nhiên, một biến thể phụ của biến thể Omicron mà các nhà khoa học tin rằng thậm chí còn dễ lây lan hơn đang gia tăng.

WHO lưu ý, BA.2, một biến thể phụ của biến thể Omicron dường như đang "tăng đều" về tỷ lệ phổ biến, và BA.2 hiện đã trở thành biến thể thống trị ở một số quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Philippines.

Các nhà khoa học nhận định, không có bằng chứng nào cho thấy BA.2 gây nguy hiểm hơn so với biến thể Omicron đầu tiên, còn được gọi là BA.1, mặc dù biến thể BA.2 có thể làm chậm lại sự sụt giảm của biến thể Omicron. Bên cạnh đó, vaccine dường như có hiệu quả chống lại biến thể BA.2, cũng như chống lại các biến thể phụ khác của biến thể Omicron.

Cũng theo WHO, cứ 5 ca nhiễm biến thể Omicron mới được ghi nhận trên toàn thế giới thì hiện có khoảng 1 ca nhiễm biến thể BA.2.

Bên cạnh đó, làn sóng Omicron vẫn chưa đạt đỉnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, bao gồm châu Đại Dương, các đảo ở Thái Bình Dương và các quốc gia Đông Á. Theo báo cáo của WHO, các ca nhiễm trong khu vực này đã tăng 19% vào tuần trước.

Cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho rằng, số ca nhiễm đang giảm ở những khu vực khác, nhưng vẫn đang gia tăng ở các vùng của châu Âu, bao gồm ở Slovakia, Latvia và Belarus. Tại Nga, số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng 79% trong 2 tuần qua, theo Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống tại Đại học Johns Hopkins.

Trong một động thái liên quan vào ngày 16/2 vừa qua, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO đã lên tiếng cảnh báo rằng, sự sụt giảm về tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 trên khắp thế giới có nghĩa là số ca nhiễm toàn cầu được báo cáo có thể không phản ánh sự lây lan thực sự của loại virus này.

Cũng theo và Maria Van Kerkhove, mối quan tâm lớn hơn là sự gia tăng về các trường hợp tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong tuần thứ 6 liên tiếp.

Số liệu của WHO cho thấy, khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, bao gồm khu vực Trung Đông đã báo cáo số lượng trường hợp tử vong cao nhất; trong khi đó, khu vực Tây Thái Bình Dương báo cáo con số tử vong cao thứ 2.

Lê Thảo (Lược dịch từ New York Times & The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top