Thế giới

WHO: Vaccine COVID-19 có thể chống lại tất cả các biến thể

ClockThứ Sáu, 21/05/2021 07:13
TTH.VN - Các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được triển khai trong cuộc chiến với đại dịch ở khu vực châu Âu có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành và gây quan ngại.

9 tỷ phú nổi lên nhờ vaccine COVID-19Xuất hiện tình trạng “mất kết nối” giữa các nước do bất bình đẳng về vaccineVaccine ngừa COVID-19 chuẩn Mỹ sắp được xuất khẩu tháng 6 tới

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một cụ bà ở thành phố Cologne, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đó là nhận định vừa được ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu đưa ra ngày 20/5.

Theo ông Hans Kluge, các cơ quan y tế nên tiếp tục cảnh giác với số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trong khu vực, do một biến thể xuất hiện ở Ấn Độ gây ra; đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng, các biện pháp tiêm chủng và kiểm soát lây nhiễm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.

"Tất cả các biến thể của virus COVID-19 đã xuất hiện cho đến nay đều đáp ứng với các loại vaccine đã được phê duyệt sẵn có", Giám đốc WHO khu vực châu Âu khẳng định trong một cuộc họp báo.

Các quốc gia trên khắp khu vực châu Âu đang triển khai vaccine ngừa COVID-19 từ một số nhà sản xuất dược phẩm, bao gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca, và Johnson & Johnson.

Ông Hans Kluge cho hay, kể từ khi biến thể gây quan ngại mới nhất, được gọi là B1617, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, biến thể này đã lây lan sang ít nhất 26 quốc gia trong số 53 quốc gia thuộc khu vực châu Âu của WHO, "từ Áo đến Hy Lạp, Israel đến Kyrgyzstan".

Cũng theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu, cơ quan này vẫn đang tìm hiểu về loại biến thể mới này; tuy nhiên, nó có thể lây lan nhanh chóng, về lý thuyết, loại biến thể này có thể lây lan nhanh chóng đủ để thay thế vị trí của một biến thể khác, được gọi là B117, lần đầu tiên xuất hiện ở Vương quốc Anh hồi cuối năm ngoái, và kể từ đó đã trở thành phiên bản thống trị của virus SARS-CoV-2 ở châu Âu.

Bên cạnh đó, văn phòng khu vực của WHO lạc quan một cách thận trọng khi nhận thấy dịch bệnh COVID-19 trong khu vực đang sụt giảm. “Chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng cần phải chú ý cảnh giác. Ở một số quốc gia, có những ổ lây nhiễm ngày càng tăng, có thể nhanh chóng phát triển thành những đợt tái bùng phát nguy hiểm... Đại dịch vẫn chưa kết thúc", ông Hans Kluge nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top