Thế giới

Xu hướng chăm sóc sức khỏe từ xa tăng vọt khi dịch bệnh diễn biến phức tạp

ClockThứ Hai, 27/07/2020 16:41
TTH.VN - Dịch vụ y tế quá tải, cộng thêm nhiều biện pháp giãn cách, chính sách mới để chống lại COVID-19 đã và đang thúc đẩy phát triển hoạt động y tế từ xa trên khắp châu Á. Đồng thời, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục phát triển ngay cả sau khi đại dịch đã được kiểm soát.

ASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông MekongThe ASEAN Post: Công nghệ y tế từ xa nổi lên trong đại dịchHậu Brexit, Anh muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEANKhoảng 673 triệu trẻ em nghèo cùng cực do ảnh hưởng của đại dịchCOVID-19 khiến Đức rơi vào suy thoái, nhưng tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đáng kể

Xu hướng chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh từ xa phát triển mạnh khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa: Nhân Dân

Những nền kinh tế đa dạng như Hàn Quốc, với ngành công nghệ đẳng cấp thế giới hay Ấn Độ, nổi tiếng với chi phí chăm sóc sức khỏe thấp và nội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, các quốc gia này đang khám phá các khả năng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số tại thời điểm mà nhiều bệnh nhân có thể ngại đến các phòng khám vì sợ lây nhiễm COVID-19.

Có thể nói rằng, tiềm năng là rất lớn bởi trường chăm sóc sức khỏe, điều trị từ xa của châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng từ 8,5 tỷ USD trong năm nay lên đến 22,5 tỷ USD vào năm 2025 theo Dự báo về Dữ liệu Thị trường. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng chăm sóc sức khỏe và điều trị từ xa chỉ đang nổi lên mạnh mẽ ở quy mô trong nước, song với sự tiếp nhận ngày một nhiều đối với vấn đề tư vấn từ xa của đội ngũ y, bác sĩ, tiềm năng áp dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo mô hình mới cho các cộng đồng trên khắp châu Á đang được tăng cường.

Một chuyên gia nhận định rằng lợi ích từ chăm sóc sức khỏe và điều trị từ xa đối với bệnh nhân có thể được tăng lên gấp 3 lần, bao gồm cách cận, chi phí và kết quả tốt hơn. Một hệ thống hỗ trợ từ xa có thể phân chia và điều chỉnh chế độ chăm sóc tốt hơn cho người bệnh trong suốt thời gian điều trị, thay vì một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe rời rác như trước đây.

Trong một ví dụ khác, tại Nhật Bản, các câu hỏi về chăm sóc sức khỏe trực tuyến đã chứng kiến mức tăng gấp 15 lần kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trong khi đó ở Singapore, số người dùng các dịch vụ chăm sóc này cũng tăng 60% trong tháng 2 và tăng gấp đôi trong tháng 3. Đồng thời, các nền tảng y tế kỹ thuật số ở Indonesia và Australia cũng có mức độ hoạt động tăng vọt. Được biết, xu hướng này đã gia tăng kể từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát và nay tiếp tục tăng mạnh khi giãn cách xã hội trở thành các chuẩn mực mới.  

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Return to top