Việt Nam xuất siêu 1,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019. Ảnh minh họa: KT
Trong khi tăng trưởng hàng năm của Việt Nam dự đoán sẽ giảm xuống còn 6,6% trong năm 2020 và 2021, giảm so với mức 7% của năm 2019, nhưng theo một báo cáo gần đây của các nhà kinh tế Linda Liu và Chua Hak Bin, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất tích cực.
“Sản xuất và xuất khẩu có khả năng cải thiện khi sản xuất bền vững chuyển thành sản lượng thực tế, trong khi tăng trưởng trong khu vực có thể phục hồi để đáp ứng nhu cầu”, các nhà kinh tế nhận định. Ngoài ra, thương mại với bên ngoài của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh hơn trong tháng 12, góp phần đưa thặng dư thương mại cả năm 2019 đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD.
Bên cạnh những đóng góp từ các nhà máy, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, sự gia tăng trong nhu cầu nội địa và sự bùng nổ xây dựng tiềm năng do đầu tư công cộng tăng cao chính là động lực tăng trưởng trong nước.
Ba tháng cuối năm 2019 chứng kiến lĩnh vực dịch vụ mở rộng với tốc độ 8,1%, với doanh số bán lẻ tăng trong quý trước, giữa bối cảnh tiêu dùng nội địa tăng cao hơn, cũng như sự phục hồi của du lịch khi số lượng khách từ Trung Quốc gia tăng.
TỐ QUYÊN(Lược dịch từ Business Times)