Thể thao

Cái khó không “bó” được bóng rổ Huế

ClockChủ Nhật, 20/08/2023 07:58
TTH - Vốn có bề dày lịch sử, bóng rổ Thừa Thiên Huế đang tìm cách vượt khó để phát triển và hội nhập.

Khởi tranh Giải Vô địch Bóng rổ trẻ 5x5 U18 quốc gia năm 2023Huế lần đầu đăng cai giải vô địch bóng rổ U23 quốc gia

leftcenterrightdel
Vị thế bóng rổ Huế dần được khẳng định trên bản đồ bóng rổ Việt Nam 

Góp mặt ở giải đấu quốc gia

Tháng 3/2022, với sự xuất hiện của các tên tuổi quen thuộc, như Sóc Trăng, Hậu Giang, TP. HCM, Hà Nội, Phòng không - Không quân và Đà Nẵng, Giải bóng rổ U23 quốc gia tổ chức tại Huế đón nhận một gương mặt mới đến từ miền Trung là T-Hub Thừa Thiên Huế. Lần đầu góp mặt, T-Hub Thừa Thiên Huế có sự chuẩn bị khá tốt và thổi được làn gió mới vào phong trào bóng rổ Việt Nam. Giải bóng rổ U.23 quốc gia 2022 có quy mô đáng nể, tranh tài 2 nội dung 5x5 và 3x3. Nội dung 5x5 quy tụ 8 đội nam và 4 đội nữ, còn nội dung 3x3 có 12 đội nam và 8 đội nữ đăng ký tranh tài.

Mới đây vào tháng 7, cũng tại Huế, Thừa Thiên Huế là 1 trong số 12 đội bóng rổ nam tham dự Giải Vô địch bóng rổ 5x5 U18 quốc gia 2023, bên cạnh những gương mặt gạo cội, như HCM CTW, Hà Nội, HNBA Hà Nội, Phú Yên, Phòng không Không quân, Poisedon (Ninh Thuận), Campsport (Quảng Bình), TLW X ASA, Đà Nẵng, TP. HCM, Jumpshots (Đà Nẵng). Ngoài ra là 5 đội bóng rổ nữ, gồm Hà Nội, Cần Thơ T&T, TP. HCM, Yên Bái và Mentality HN. Chưa có được những thành tích nổi trội đáng chú ý, nhưng chỉ với việc tham gia tại các giải đấu quốc gia cho thấy sự xuất hiện và vị thế được khẳng định của Thừa Thiên Huế trên bản đồ bóng rổ Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Vị thế bóng rổ Huế dần được khẳng định trên bản đồ bóng rổ Việt Nam

Bề dày lịch sử

Được biết, khoảng những năm 30 thế kỷ trước, bóng rổ đã có mặt ở Huế và được cha xứ dạy trong các trường dòng, như là môn thể chất cho học sinh của trường. Dần dần, bộ môn này lan tỏa ngoài phạm vi trường dòng khi thường xuyên có các giải bóng rổ học sinh - sinh viên được tổ chức.

Còn theo anh Hoàng Trọng Anh Bảo, Trọng tài cấp quốc gia, Trưởng đoàn các đội tuyển bóng rổ của tỉnh tham dự các giải quốc gia thì trước năm 1975, bóng rổ Huế được gắn liền cộng đồng người Hoa ở khu vực Chi Lăng. Mới đây, chúng tôi có dịp ghé thăm một cơ sở mẫu giáo nơi đây, nơi còn giữ lại sân bóng rổ được xây dựng hơn nửa thế kỷ trước của người Hoa. Đó là một sân bóng nằm ven sông Hương, được xây dựng khá hiện đại, khán đài có sức chứa hàng trăm người, là nơi thường xuyên tập luyện và tổ chức các giải đấu bóng rổ trước ngày giải phóng.

Phải đến năm 1998, bóng rổ mới có điều kiện phát triển trở lại. Sân chơi đầu tiên được mở ở Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi ở số 1 Lê Lợi (cũ). Trong giai đoạn 2000-2005, Huế chỉ có 1 sân bóng rổ tại đây, thu hút hơn 600 người tham gia tập luyện - một con số khá ấn tượng, là động lực để một số CLB, sân bóng rổ ở Huế nối tiếp nhau hình thành và lan tỏa. Hiện, có hàng chục sân bóng rổ, chứng tỏ sự phát triển của bộ môn thể thao này tại TP. Huế. CLB HueB của Hoàng Trọng Anh Bảo đang là CLB có nhiều sân và trung tâm nhất, với 1 sân trong nhà thi đấu đạt chuẩn quốc gia và 3 sân bóng rổ ngoài trời đặt tại Khoa Giáo dục Thể chất số 52 Hồ Đắc Di và Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tại số 57 Lâm Hoằng.

Phát triển để hội nhập

Nói đến bóng rổ Huế hiện tại, cái tên đầu tiên cần được nhắc tới là ông Nguyễn Bá Ninh, từng được chọn tham gia thi đấu tại Hội thi Thể dục thể thao toàn quốc. Còn đáng tự hào là từ sân chơi phong trào, bóng rổ Huế xuất hiện 2 cái tên được giới bóng rổ Việt Nam biết đến, cùng với Hoàng Trọng Anh Bảo là Phạm Tấn Hoàng Nguyên. Thời gian là sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phạm Tấn Hoàng Nguyên đã lọt vào “mắt xanh” của SaiGon Heat - CLB bóng rổ chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam và trở thành thành viên của CLB này tham gia thi đấu tại giải nhà nghề Đông Nam Á 2014 với tấm HCĐ. Hiện tại, bóng rổ Thừa Thiên Huế có 2 vận động viên đáng chú ý là Nguyễn Trí Nhân và Nguyễn Phước Ngưỡng Quý (U18).

Gần đây, đã có nhiều giải đấu bóng rổ được tổ chức tại Huế, đáng chú ý nhất là Giải các CLB bóng rổ Thừa Thiên Huế. Lần đầu tiên vào năm 2017 và mới đây vào tháng 5/2023, Giải Bóng rổ các câu lạc bộ tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng được tổ chức quy tụ gần 200 VĐV đến từ 10 CLB, như: 3B, NYX, Y Dược, Nguyễn Huệ, Kính tế, U16 Thừa Thiên Huế, Cheer, Winteam, S.I.A (Shark Beli Eves), NỸ Junior, HueB… Trường đại học Y - Dược Huế đã và đang nổi lên là một trong những đơn vị có phong trào bóng rổ phát triển. Cùng với việc góp mặt tại Giải Bóng rổ các câu lạc bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, các cô gái Trường ĐH Y - Dược lần đầu tiên góp mặt tại giải bóng rổ 5x5 (ETA TOURNAMENT 2023) có sự tham gia của 6 đội bóng đến từ Hà Nội, Đà Nẵng và Huế.

Cộng đồng bóng rổ Huế đang hot, cơ sở vật chất luyện tập và thi đấu cơ bản đáp ứng yêu cầu. Bóng rổ Huế đang phát triển theo hướng xã hội hóa, đa số là vận động viên phong trào và chưa được trả lương. Kinh phí các giải đấu được tổ chức huy động từ sự đóng góp của các CLB. Theo anh Hoàng Trọng Anh Bảo, để phát triển, bóng rổ Huế cần nhiều giải đấu, đặc biệt là ở các trường học. Một trong nhiệm vụ sắp tới là thành lập Hiệp hội Bóng rổ Huế. Bên cạnh đó, động viên và khuyến khích các CLB tự tổ chức các giải đấu dành cho các lứa tuổi quanh năm. Qua đó, tuyển chọn các VĐV tài năng bổ sung cho các đội tuyển trẻ tham dự các giải quốc gia. Bóng rổ Huế đã và đang cố gắng thu xếp có đội tham gia các giải đấu quốc gia ở mức độ “học hỏi”...

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
NN
Nguyễn Trọng Nhân - 20/08/2023 11:32
Bóng rổ học đường ở Huế càng ngày càng gặp nhiều khó khăn khi các em học sinh thiếu sân chơi ở trong trường học của chính mình. Nhà trường thì không quan tâm đúng mực. Nhiều trường học có sân có nhà thi đấu nhưng gây khó dễ cho các em học sinh của mình (thu tiền sân bãi giá cao, ưu tiên cho thuê làm sân cầu lông, ưu tiên để làm nơi giữ xe, thầy cô dạy thêm các phòng bên cạnh không cho các em chơi, ... ).Bên cạnh đó rất khó để 1 trường THPT thành lập được 1 đội bóng hoàn toàn của đội mình, các em học sinh phải đi tập nhiều ở các CLB ngoài hoặc tập với các đội của trường khác. Đặc biệt ở Huế phụ huynh vẫn chưa chú trọng việc hoạt động thể thao của con em. Huế thành phố vẫn còn chậm, chưa năng động thì việc đuổi kịp Bóng rổ các thành phố lớn là một bài toán khó. Tuy nhiên cũng dần khởi sắc hơn khi các giải đấu quy mô học sinh THPT vẫn luôn có sự tham gia đông đảo các trường, CĐV vẫn đông, chất lượng chuyên môn không hề thấp, chứng tỏ số lượng các bạn trẻ chơi Bóng rổ không hề nhỏ, chỉ có sân bãi và giải đấu là còn hạn chế mà thôi

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm
Bóng rổ Huế cần sự tiếp sức

Bóng rổ Thừa Thiên Huế đang cần sự tiếp sức từ những giải đấu mang tầm quốc gia để có sự phát triển xứng tầm.

Bóng rổ Huế cần sự tiếp sức
Pickleball - làn gió mới

Dù chỉ mới “đổ bộ” vào Huế vài tháng trở lại đây nhưng bộ môn Pickleball đã nhanh chóng thu hút lượng người chơi “khủng”. Thú vị, dễ chơi, mang nhiều năng lượng tích cực…, Pickleball mang một làn gió mới đến với phong trào thể thao tỉnh nhà.

Pickleball - làn gió mới
Return to top