Thể thao

Đến hẹn lại... đua

ClockChủ Nhật, 24/03/2024 15:59
TTH - Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Giải đua ghe truyền thống TP. Huế lần thứ III sẽ diễn ra sáng 23/3Rộn ràng đua trải truyền thống làng Triều Sơn ĐôngKhai mạc giải đua ghe truyền thống phường An Đông

Cứ vào dịp 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống

Cuốn hút

Lần đầu tiên lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế 26/3 được tổ chức trên sông Hương là vào năm 2022. Ngoài ý nghĩa chào mừng các ngày lễ trọng giải phóng Huế và thành lập Đoàn (26/3) hay ngày truyền thống thể thao Việt Nam (27/3), đây còn là cách người dân Huế chào mừng các đơn vị phường, xã mới sáp nhập về TP. Huế theo tinh thần Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Giải đua quy tụ gần 500 vận động viên nam, nữ đến từ 12 phường, xã thuộc TP. Huế tham gia. Ngay từ lần đầu tiên, lễ hội đua ghe đã mang một sắc thái mới khi trong số 12 đội nam và 10 đội nữ đã thấy nhiều gương mặt đến từ các phường, xã mới được sáp nhập: Thủy Bằng, Hương Vinh, Hương Phong, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thượng, Thuận An và Hải Dương. Đó cũng là thời điểm dịch COVID-19 mới cơ bản được khống chế. Tổ chức lễ hội đua ghe như một cách đánh tan nỗi sợ hãi và sự khép kín dồn tụ lâu ngày. Kết quả, đội ghe phường Hương Vinh giành giải Nhất toàn đoàn, giải Nhì là đội ghe phường An Đông và giải Ba là đội ghe phường Phú Mậu.

Lần thứ 2 được tổ chức, Giải đua ghe truyền thống TP. Huế quy tụ gần 400 vận động viên cả nam và nữ đến từ 9 phường, xã: An Đông, Gia Hội, Hương Hồ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Thượng, Hương Phong, Hương Sơ, Thủy Vân. Nhiều thuyền du lịch đã xếp hình vòng cung để du khách theo dõi cuộc đua ngay trên sông. Khán giả không quản trời nắng theo dõi các độ đua đến tận trưa. Trên sông đã diễn ra những cuộc tranh tài quyết liệt, đặc biệt ở những khúc cua. Đội đua đến từ Hương Vinh vẫn khẳng định được vị thế và đẳng cấp khi tiếp tục dẫn đầu. Trong khi đó, đội đua phường Gia Hội đã có sự bứt phá vươn lên giành giải Nhì cuộc đua. Giải Ba chung cuộc thuộc về phường An Đông và Hương Hồ giành giải Tư. 

Cùng đếm ngược

Giải đua ghe truyền thống TP. Huế chọn khu vực vực công viên Trịnh Công Sơn, từ khu vực sông Hương - phía Cồn Hến trải dài vào sông Đông Ba làm địa điểm tổ chức. Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trần Song, giải đua còn là dịp để quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, ẩm thực, thương mại của khu vực này sau khi chỉnh trang công viên Trịnh Công Sơn, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án chỉnh trang chợ Đông Ba, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng, kè sông Đông Ba...

Cũng theo Ban tổ chức giải đua ghe truyền thống TP. Huế, có 12 ghe thi đấu (loại ghe đan bằng tre, 9 người), với 9 độ đua cự ly đua bơi 700m - 800m/vòng. Đối với Độ Cúng và Độ Phá (3 vòng, 6 tráo): Xuất phát tại bàn quan ở công viên Trịnh Công Sơn - lộn vè Rốn – về vè Thượng trên sông Đông Ba - về vè Hạ trên sông Hương (phía Cồn Hến) – lộn vè Rốn để vào đích. Đối với các độ Tiền nam, Tiền nữ và nam nữ phối hợp (2 vòng, 4 tráo): Xuất phát tại bàn quan ở công viên Trịnh Công Sơn – vòng vè Rốn – về vè Hạ trên sông Hương (phía Cồn Hến) - về vè Thượng trên sông Đông Ba - vòng vè Rốn để vào đích.

Chuẩn bị cho ngày đua tài 26/3 năm nay, nhiều đội đua có sự đầu tư bài bản, như đóng mới ghe đua, trang phục, tổ chức tập luyện để tham dự giải. Đáng chú ý như phường Hương Vinh tổ chức giải đua ghe làng Triều Sơn Đông vào dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024. Đây là giải đua được tổ chức lại sau 16 năm, quy tụ nhiều ghe đua nổi tiếng trong tỉnh đăng ký tham dự. Ông Tạ Dương Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh, cho hay: Giải đua ghe làng Triều Sơn Đông xuân Giáp Thìn 2024 không ngoài mục đích rèn luyện thể lực chuẩn bị cho giải đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ 3. Địa phương đặc biệt chú trọng việc chấp hành điều lệ giải, sự điều hành của Ban tổ chức và lực lượng trọng tài, nêu cao tính trung thực, tinh thần cao thượng, đoàn kết, thể hiện văn minh văn hóa trong thi đấu thể thao.

Giải đua ghe truyền thống thành phố Huế là hoạt động hưởng ứng trong khuôn khổ Festival Huế 2024 được tổ chức theo hướng 4 mùa lễ hội, nhằm duy trì, phát triển môn thể thao dân tộc truyền thống của nhân dân xứ Huế; đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể thao của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa các đơn vị, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trên địa bàn TP. Huế.

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sôi động Giải đua ghe truyền thống của tỉnh lần thứ 35

Trong không khí vui tươi, chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giải Đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 35 trong sáng 2/9, với sự tham gia của 9 đơn vị là các phường, xã thuộc 9 huyện, thị và TP. Huế

Sôi động Giải đua ghe truyền thống của tỉnh lần thứ 35
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Return to top