Thể thao

Độc & lạ, nhưng không bất ngờ

ClockChủ Nhật, 07/05/2023 15:25
TTH - Tại các kỳ SEA Games, các môn thể thao luôn được phân làm 3 nhóm chính, gồm các môn thể thao Olympic; các môn thể thao không thuộc chương trình Olympic nhưng thuộc chương trình ASIAD và các môn thể thao chủ yếu là các môn truyền thống, đặc trưng của Đông Nam Á và nước chủ nhà. Cũng bởi có những quy định trên nên tranh thủ trong vai trò là nước chủ nhà SEA Games 32, Campuchia cho ra mắt những môn thể thao độc và lạ, chưa từng có tại các kỳ đại hội trước đây. Lần đầu tiên, 4 môn thể thao xuất hiện là Kun Khmer, Kun Bokator, Cờ ốc và Jet ski ở đấu trường SEA Games.

SEA Games 32: Việt Nam có HCV đầu tiên

leftcenterrightdel
 Kun Khmer có nhiều điểm tương đồng với Muay Thái. Ảnh: thanhnien.vn

Thay cho môn cờ vua là môn cờ Ouk Chaktrang được phổ biến tại Campuchia hàng trăm năm nay. Ouk Chaktrang - đọc hơi lạ nên nhiều người chơi đã vui miệng gọi thành cờ “ốc”. Có nơi còn gọi môn này là cờ Khmer. Ouk Chaktrang và cờ vua có khá nhiều điểm giống nhau dù hình ảnh dùng cho các quân cờ khác nhau. Trong khi đó, Jet Ski là tên gọi dễ hiểu của môn đua mô tô dưới nước. Còn Bokator ra đời ở Campuchia nằm trong tốp những môn võ kỳ lạ nhất thế giới, có nhiều nét tương đồng với võ cổ truyền Việt Nam. SEA Games 32 cũng là dịp Campuchia ra mắt Kun Khmer, môn võ truyền thống của nước chủ nhà. Cũng vì quá nhiều điểm giống nhau, Campuchia loại quyền Thái khỏi chương trình thi đấu SEA Games 32.

Vì “lạ nhưng lại… quen”, đoàn thể thao Việt Nam không những tham gia mà còn đặt mục tiêu giành “vàng”. Tại SEA Games 32, đội tuyển cờ Ouk Chaktrang Việt Nam tham dự với 11 kỳ thủ, phần lớn xuất phát từ cờ vua. Thời gian tập luyện chưa lâu, nhưng tại giải tiền SEA Games, đội tuyển Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng (HCV) trong tổng số 6 nội dung. Ở SEA Games 31, Việt Nam dẫn đầu toàn đoàn ở môn Muay Thái vượt cả Thái Lan - quốc gia khai sinh ra môn võ này. Việt Nam tự tin hướng đến việc giành 3 HCV ở môn Kun Khmer. Để hướng tới SEA Games 32, Giải vô địch Kun Bokator Đông Nam Á được tổ chức ở Campuchia hồi đầu tháng 4. Chủ nhà Campuchia xếp nhất còn đoàn Việt Nam đứng thứ 3/4 quốc gia tham dự.

leftcenterrightdel
 Thi đấu Bakator. Ảnh: webthethao.vn

Một trong những lý do khiến SEA Games trở nên đặc biệt chính là sắc thái văn hóa bản địa. Đây là sự kiện thể thao quốc tế duy nhất có sự tranh tài ở những môn thể thao lạ, ít phổ biến bên ngoài Đông Nam Á. Trong ngày chốt 37 môn thể thao của SEA Games 32, ông Vath Chamroeun, Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia nói rằng: “Việc đăng cai tổ chức sự kiện lần này là dịp để Campuchia giới thiệu các môn thể thao bản sắc văn hóa dân tộc”, đồng thời coi đây là “cơ hội tốt hơn để bảo tồn và phát triển”.

Vậy nên, dẫu có nhiều xầm xì nhỏ to, nhưng việc đưa những môn thể độc và lạ vào thi đấu ở SEA Games 32 cũng là một dấu hiệu vui, là cơ hội tìm hiểu về thể thao cho những ai hâm mộ. Ví như môn võ bokator mô phỏng theo rất nhiều động tác của các loài động vật hoang dã. Bokator được sử dụng trên chiến trường với trên 10.000 kỹ thuật khác nhau. Hiện tại, ai học được chỉ 1/10 số chiêu thức trên là đạt đai đen (bậc đai cao nhất bokator).

Chỉ vài dòng giới thiệu thôi chắc nhiều người cũng như tôi, ai cũng muốn được thưởng thức.

Đình Nam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bùng phát” trộm bình điện, xe đạp thể thao

Một ngày tháng 4/2024, nhóm học sinh khối 10 của một trường THPT đang tổ chức hoạt động ngoại khóa tại khu vực Bia Quốc Học Huế thì phát hiện, một bạn trong nhóm bị đối tượng xấu lấy mất hệ thống bình ắc quy xe máy điện từ lúc nào...

“Bùng phát” trộm bình điện, xe đạp thể thao
Nhọc nhằn “tuyển quân”

Sắp đến hè, ban huấn luyện các môn thể thao ráo riết đi tuyển quân, bổ sung lực lượng VĐV năng khiếu thay thế cho lứa VĐV khó có khả năng phát triển thành tích. Tưởng dễ, nhưng hóa ra tuyển được VĐV đủ kiện để gắn bó lâu dài, gặt hái được thành tích cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

Nhọc nhằn “tuyển quân”
Karatedo tìm lại hào quang

Một lần nữa, Karatedo Thừa Thiên Huế lại lên ngôi khi có sự trở lại dẫn đầu ngoạn mục ở Giải Vô địch Karatedo miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X năm 2024. Cũng vào cuối tháng 4 này, 2 VĐV Lê Văn Tình và Lê Minh Thuận góp mặt trong thành phần đội tuyển quốc gia thi đấu ở Giải Vô địch Đông Nam Á ở Thái Lan.

Karatedo tìm lại hào quang
Những người làm rạng danh thể thao xứ Huế

Không chỉ góp phần làm rạng danh và đưa thương hiệu thể thao vang xa, đội ngũ những VĐV là thành viên đội tuyển quốc gia còn là nguồn lực để phát triển lâu dài và bền vững thể thao xứ Huế.

Những người làm rạng danh thể thao xứ Huế
Return to top