Thể thao

Hai người cầm cờ

ClockChủ Nhật, 01/08/2021 07:15
TTH - Việc chọn người cầm cờ cho mỗi đoàn thể thao tham dự lễ khai mạc các kỳ thế vận hội được chọn lựa kỹ càng, dựa trên nhiều yếu tố, từ thành tích, vóc dáng và cả lịch thi đấu nữa. Khác với trước đó khi lần đầu tiên trong lịch sử, Ban tổ chức Tokyo 2020 quyết định để 2 vận động viên mỗi quốc gia cùng cầm cờ trong lễ khai mạc.

Lễ khai mạc đáng nhớ của Thế vận hội Tokyo 2020

Vận động viên Nguyễn Huy Hoàng. Ảnh: AFP

Không phải ngẫu nhiên mà 2 vận động viên Quách Thị Lan và Nguyễn Huy Hoàng được chọn. Quách Thị Lan là vận động viên điền kinh duy nhất của Việt Nam tham dự Thế vận hội Tokyo ở nội dung 400m rào nữ. Cùng với danh hiệu quán quân 400m rào nữ tại Giải Vô địch châu Á 2019, 3 tấm huy chương vàng ở Giải Vô địch châu Á 2017 (400m và tiếp sức 4 x 400m nữ) và tại Asian Games 2018 (400m rào nữ) là sự khẳng định thực lực của một trong những gương mặt sáng giá nhất trong lịch sử điền kinh Việt Nam.

Không phải Ánh Viên mà chính chàng trai Quảng Bình Nguyễn Huy Hoàng mới là niềm hy vọng của môn bơi và thể thao Việt Nam ở thế vận hội tại Nhật Bản. Kình ngư 21 tuổi này đã đến Tokyo bằng tấm vé chính thức và sẽ tranh tài ở nội dung bơi 800m và 1.500m tự do nam. Ở nội dung 1.500m, thành tích 14 phút 58,14 giây của Huy Hoàng xếp thứ 16 trong số 29 vận động viên đã vượt qua vòng loại. Điều đáng nói là, Huy Hoàng luôn mang tới những bất ngờ ở đường đua xanh.

Olympic Tokyo đã đi qua nửa chặng đường. Hai niềm hy vọng lớn nhất tại Tokyo lần này là Thạch Kim Tuấn và Hoàng Thị Duyên đều sớm bật bãi. Kết thúc nội dung thi đấu hạng 61kg nam, Thạch Kim Tuấn không được công nhận thành tích tổng cử. Anh chỉ thực hiện thành công phần cử giật với 126kg. Cả ba lần cử đẩy, Tuấn đều thất bại.

Vận động viên Nguyễn Huy Hoàng. Ảnh: AFP

Người hùng của thể thao Việt Nam là Hoàng Xuân Vinh, đương kim vô Olympic Rio 2016 không còn giữ được phong độ và đã sớm rời cuộc chơi khi không thể vượt qua vòng đấu loại nội dung 10m súng ngắn hơi nam vào trưa ngày 24/7. Lần thứ 4 góp mặt ở thế vận hội, cây vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh, từng giành huy chương đồng quần vợt thế giới, đành sớm gác vợt khi phải cạnh tranh với cây vợt hạng 3 thế giới Anders Antonsen.

Cũng đã có những phút giây lóe sáng của thể thao Việt Nam. Thế nhưng, lần lượt Trương Thị Kim Tuyền thua trận ở vòng đấu Repechage hạng dưới 49kg nữ môn Taekwondo, đánh mất cơ hội dự trận tranh huy chương đồng. Tương tự là trường hợp của lực sĩ Hoàng Thị Duyên thi đấu đầy nỗ lực nhưng chỉ xếp hạng 5, không thể chen chân vào top 3 huy chương cử tạ nữ hạng cân 59kg.

Thế là, như một cơ duyên, mọi hy vọng có được huy chương đều dồn về 2 người cầm cờ của đoàn thể thao Việt Nam là Nguyễn Huy Hoàng ở môn bơi cự ly 1.500m thi đấu (30/7) và Quách Thị Lan tại nội dung 400m rào nữ (31/7). 

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhọc nhằn “tuyển quân”

Sắp đến hè, ban huấn luyện các môn thể thao ráo riết đi tuyển quân, bổ sung lực lượng VĐV năng khiếu thay thế cho lứa VĐV khó có khả năng phát triển thành tích. Tưởng dễ, nhưng hóa ra tuyển được VĐV đủ kiện để gắn bó lâu dài, gặt hái được thành tích cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

Nhọc nhằn “tuyển quân”
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1

Ở bên kia thị trấn từ Đường đua Suzuka của Nhật Bản, nơi sẽ tổ chức Giải đua xe F1 Grand Prix vào ngày 7/4 tới đây, nghệ nhân Kenji Tanaka đang hoàn thiện mô hình giấy F1 mới nhất cùng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với một nghề thủ công có tuổi đời hàng thế kỷ.

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1
Return to top