Thể thao

Hoài niệm Trường Sơn

ClockChủ Nhật, 29/03/2020 06:15
TTH - Một năm sau ngày giải phóng (1976), 3 giải bóng đá khu vực mang tên biểu tượng của 3 miền đất nước được tổ chức. Ở miền Bắc có giải Hồng Hà, miền Nam mang tên Cửu Long, còn Trường Sơn là giải đấu dành cho khu vực miền Trung.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường Cam Lộ - La SơnTrường An Thừa Thiên Huế giành giải phong cách tại Giải BĐBB VĐQG 2016

Đội tuyển Huế sau ngày giải phóng

Lần đầu tiên trong đời tôi xem đá banh là trận đấu nằm trong khuôn khổ giải Trường Sơn. Từ làng quê Dạ Lê, tôi được ông chú họ lớn hơn 5 tuổi dẫn lên sân vận động Tự Do xem trận đấu tuyển Huế gặp Công nhân Quảng Nam - Đà Nẵng. Đi bộ trên 7 cây số và chẳng nhớ bằng cách nào đó mà dù không có tiền mua vé, chúng tôi vẫn lọt được vào sân để lần đầu nhìn thấy sân vận động Tự Do hoành tráng và những cầu thủ mà trước đó tôi chỉ được nghe mấy chú lớn tuổi ở làng nhắc tới.

Giải bóng đá Trường Sơn năm đó có 8 đội bóng tham dự. Các đội đá vòng tính điểm để tìm ra nhà vô địch. Đội tuyển Huế bất bại, có cơ hội vô địch nếu thắng đội Thanh niên Quảng Nam - Đà Nẵng trong trận cuối cùng. Bị đối thủ cầm chân trên sân Buôn Ma Thuột lầy lội, tuyển Huế ngậm ngùi nhìn Công nhân Quảng Nam - Đà Nẵng, một đội bóng khác của vùng đất sông Hàn đoạt chức vô địch.

Sau này, tôi vẫn còn nhiều lần xem tuyển Huế (tạm gọi là Huế 1975) ấy thi đấu và đối với tôi, đó được xem đội bóng của thuở ban đầu. Các cầu thủ Huế bấy giờ nhỏ con. Hậu vệ Lê Văn Thương chỉ cao 1m54 và ngay cả thủ môn Nguyễn Viết Rớt cao chưa đến 1m6. Thế nhưng, họ thi đấu đầy hứng khởi. Đánh rơi chức vô địch, nhưng đội bóng Huế vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ nhờ lối chơi cống hiến. 45 năm đã trôi qua mà khán giả, có người vẫn còn vanh vách khi nhớ lại đội hình tuyển Huế năm nào.

Thế hệ vàng của bóng đá Huế xuất hiện sau đó 20 năm với các tên tuổi, như Quang Sang, Đức Dũng, Đình Tuấn... được dẫn dắt bởi HLV Ninh Văn Bảo đã chơi rất thành công và giành ngôi vị á quân giải Vô địch Quốc gia năm 1995. Thế nhưng, trong lòng người hâm mộ xứ Huế, thế hệ cầu thủ ngay sau năm 1975 với những Rớt, Tùy, Sao, Thương, Thọ… ở giải Trường Sơn dạo ấy vẫn mãi là những hoài niệm đẹp.

So với những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện nay, xưa các cầu thủ nghèo lắm. Nghề chính của họ không phải là cầu thủ đá bóng. Như những cầu Huế chẳng hạn, là những công nhân ngành giao thông và xây dựng của tỉnh Thừa Thiên Huế, buổi sáng đi làm đường, đi xây nhà, buổi chiều đi đá bóng. Đá bóng được chấm thay công cho buổi lao động, không có chế độ đãi ngộ nào khác ngoài đồng lương của anh công nhân. Thế nhưng, vào sân là… cháy hết mình.

Bài: ĐAN DUY - Ảnh: TL

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó
Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công

Gấp rút thi công các hạng mục cần thiết trước mùa mưa bão là không khí chung tại hầu hết các dự án đầu tư công trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tiến độ thực hiện các thủ tục giải ngân trong thời gian tới.

Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công
Return to top