Thể thao

Hy vọng vào cầu lông

ClockThứ Bảy, 18/06/2022 15:22
TTH - Cầu lông được xếp vào bộ môn thể thao trọng điểm nhóm 2, được Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư không chỉ trong giai đoạn 2021 - 2025 mà còn lâu dài hơn nữa.

Cầu lông & những hy vọng mong manh

Nguyễn Quốc Phi (ngoài cùng bên phải) đã giành huy chương đồng tại giải Thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc

Chưa mạnh đã gặp khó

Cầu lông Huế từng có một vận động viên tên tuổi là Nguyễn Quang Phong. Tại SEA Games 2005, Nguyễn Quang Phong cùng với những cây vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Hoàng Hải, Trần Thanh Hải và Trần Quang Minh đã giành được tấm HCĐ đồng đội nam, đồng hạng với Thái Lan. Đây là tấm huy chương duy nhất và nhờ đó, cầu lông Việt Nam xếp thứ 5 toàn đoàn, sau Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Giai đoạn 2005 - 2015, bên cạnh Nguyễn Quang Phong còn có Ngô Viết Ngọc Huy, Dương Quốc Khánh và Trần Thị Thanh Xuân. 

Dương Quốc Khánh và Trần Thị Thanh Xuân liên tục giành huy chương ở các giải trẻ. Còn Ngô Viết Ngọc Huy luôn dao động trong top 6 - 10 toàn quốc. Ngô Viết Ngọc Huy (sinh năm 1991), lúc phong độ đang ở đỉnh cao từng có dịp cọ xát nhiều với những tên tuổi cầu lông của Việt Nam, như Tiến Minh, Trần Văn Trì (Quảng Trị) - người dẫn đầu bảng xếp hạng VĐV cầu lông Việt Nam (tính đến tháng 10/2016) với 2.800 điểm. Thậm chí, có những cuộc chạm trán với Trần Văn Trì, Ngô Viết Ngọc Huy là người giành chiến thắng. Đáng tiếc, Ngô Viết Ngọc Huy đang ở đỉnh cao phong độ, vẫn còn nằm ở vị trí thứ 8 (năm 2013) trong bảng xếp hạng cầu lông toàn quốc thì bất ngờ giải nghệ (năm 2015). Lý do là điều kiện gia đình khó khăn, phải tìm công việc khác làm ăn để ổn định cuộc sống!

Cần sự đầu tư bài bản cho cầu lông của Huế

Những tên tuổi như Nguyễn Quang Phong hay Ngô Viết Ngọc Huy xuất hiện là kết tụ của một phong trào rộng khắp và là kết quả đầu tư thỏa đáng dành cho môn thể thao cầu lông. Thế nhưng, chưa thật tỏa sáng đã vội tắt. Cùng với việc Ngô Viết Ngọc Huy “nghỉ chơi” còn có nhiều tên tuổi khác cũng bằng cách này hay cách khác chia tay cầu lông Huế. Cũng như cờ vua nữ, với sự ra đi tìm bến đỗ mới của Hoàng Bảo Trâm, Hoàng Thị Như Ý hay Võ Thị Kim Phụng, những chia tay đó khiến cho cầu lông Huế tụt dốc, bởi lực lượng kế cận là “táo vẫn còn xanh lắm”.

Tại Giải cầu lông các cây vợt xuất sắc quốc gia 2021 được tổ chức ở Huế, tay vợt nữ Nguyễn Thị Hồng Nhung cán đích với vị trí thứ 5 nội dung đơn nữ giúp cho cầu lông Thừa Thiên Huế hoàn thành chỉ tiêu. Theo ông Đặng Nhĩ Hà, Trưởng bộ môn Cầu lông Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, tuyển trẻ và thiếu niên có các em Nguyễn Quốc Phi, Trần Nguyễn Nhật Vũ cũng đã giành HCĐ tại giải Thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc. Đặc biệt năm nay, Nhật Vũ còn xuất sắc giành được HCĐ giải vô địch trẻ quốc gia, giải đấu quốc gia chỉ xếp sau giải Vô địch Quốc gia. Thế nhưng, thành tích của các VĐV trẻ vừa nêu là điểm sáng, song xem ra còn mang tính nhỏ lẻ và chưa thực sự lan tỏa.

Cần sự đầu tư bài bản

Thành lập từ năm 1994, Liên đoàn Cầu lông Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhiều năm qua, Thừa Thiên Huế vẫn được chọn lựa để tổ chức các giải cầu lông quan trọng. Cùng với Giải cầu lông các cây vợt xuất sắc quốc gia 2021, còn có các giải đấu đáng chú ý, như Giải Cầu lông trẻ toàn quốc năm 2017 tranh Cúp VINA-STAR, giải bóng bàn, cầu lông gia đình toàn quốc 2019... cho thấy Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến của môn thể thao cầu lông.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng phong trào luyện tập cầu lông trở thành môn thể thao hiện diện thường xuyên trong nhiều đơn vị cơ quan, ban, ngành cũng nhiều cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn tỉnh có hàng trăm sân thi đấu trong nhà và sân cầu lông ngoài trời, nhiều câu lạc bộ, điểm tập, thu hút sự tham gia tập luyện của hàng nghìn người ở mọi lứa tuổi. Ngoài 9 huyện, thị, thành phố, phong trào cầu lông còn được “phủ sóng” rộng khắp ở các xã, phường.

Qua phong trào đã ra đời và dần định hình được “thương hiệu” nhiều giải đấu mang tính thường niên, tiêu biểu, như: Giải Cầu lông các CLB tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng tranh cúp Ẩm thực Trần, giải Cầu lông hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Huế...  Thế nhưng, dù phong trào cầu lông ở Huế nằm trong top những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước, nhưng số người tập luyện cầu lông đa phần rơi vào độ tuổi 25 trở lên - quá tuổi để trở thành VĐV chuyên nghiệp. Khó khăn lớn là khâu tuyển chọn VĐV. Các bậc phụ huynh ít cho con cái đi theo hướng trở thành VĐV chuyên nghiệp.

Cũng theo ông Đặng Nhĩ Hà, cầu lông Thừa Thiên Huế hiện có Trần Nguyễn Nhật Vũ và Nguyễn Tất Duy Lợi là VĐV triển vọng. Cầu lông là môn phổ biến nên số lượng các tỉnh tham gia thi đấu ở các giải đông, trong khi số lượng nội dung thi đấu (bộ huy chương) ít, nên việc giành được huy chương khá khó, ảnh hưởng hệ thống phong đẳng cấp (hưởng chế độ theo đẳng cấp). Muốn phát triển và giữ vững đỉnh cao để có hy vọng tiếp cận được với các chuyên gia cầu lông hàng đầu, địa phương phải phấn đấu cật lực để có được nhiều suất ở tuyển quốc gia. Các “nôi” cầu lông thường đầu tư lớn trong tập luyện, tập huấn (trong và ngoài nước), thi đấu giao hữu, thậm chí mua quân... Điều này không dễ dàng với Thừa Thiên Huế còn đang gặp nhiều khó khăn.

Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa VII thông qua đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Không có vị thế hàng đầu như các môn vật, điền kinh, taekwondo, karatedo, bơi - lặn, cờ vua được xếp vào môn thể thao trọng điểm nhóm 1 khi cùng với đá cầu, judo, cờ tướng, bắn cung và bóng đá, cầu lông được xếp vào bộ môn thể thao trọng điểm nhóm 2, được tập trung đầu tư không chỉ trong giai đoạn 2021 - 2025 mà còn lâu dài hơn nữa.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Taekwondo & những mâu thuẫn nội tại

Muốn được đầu tư nhiều thì phải đạt thành tích cao. Nhưng muốn đạt thành tích cao thì trước đó phải có đầu tư mạnh tay. Cái sự “tréo ngoe” này đang là mâu thuẫn nội tại với hầu hết các bộ môn thể thao, mà điển hình là Taekwondo.

Taekwondo  những mâu thuẫn nội tại
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Giải cầu lông, bóng bàn có số lượng vận động viên tham gia đông kỷ lục

Giải vô địch cầu lông, bóng bàn các lứa tuổi Câu lạc bộ (CLB) tỉnh mở rộng lần VIII - 2024 khởi tranh tối 14/11 tại Nhà thi đấu Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh, thu hút hơn 700 VĐV nam, nữ đến từ 42 CLB tham gia tranh tài. Đây cũng là giải đấu có số lượng VĐV tham gia đông nhất sau 7 lần tổ chức.

Giải cầu lông, bóng bàn có số lượng vận động viên tham gia đông kỷ lục
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Return to top