Thể thao

Khiêm tốn với mục tiêu tranh chấp huy chương

ClockChủ Nhật, 06/11/2022 10:21
TTH - Cùng với 14 bộ môn được chọn, đội tuyển bơi lặn Thừa Thiên Huế đã và đang tích cực chuẩn bị tham gia Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) toàn quốc lần thứ IX năm 2022 vào cuối năm nay tại Quảng Ninh.

Chờ ngày tỏa sáng

VĐV của Thừa Thiên Huế đạt HCB tại Giải Bơi - lặn Vô địch các nhóm tuổi quốc gia 2022

Phấn đấu vào chung kết

Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2018, đội tuyển bơi - lặn Thừa Thiên Huế có 4 vận động viên (VĐV), trong đó có 3 VĐV lặn. Tham gia Đại hội lần này, đội tuyển bơi - lặn Thừa Thiên Huế có 6 VĐV và 2 HLV là Trần Thị Thuận (HLV bơi) và Trần Văn Vương (HLV lặn).

Trần Thị Thuận là VĐV bơi lội nổi tiếng của Thừa Thiên Huế. Cô từng là 1 trong 6 VĐV hạt giống, lực lượng nòng cốt của đội tuyển Bơi lội Quốc gia được tập huấn tại Côn Minh - Trung Quốc và Úc, để thi đấu trong Đại hội TDTT châu Á lần thứ 15 năm 2006 tại Doha. Với sở trường bơi ếch, từ năm 2001 đến 2010, Trần Thị Thuận đạt được 28 HCV, 29 HCB và 17 HCĐ. Trong đó, đáng chú ý là có 2 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ tại giải trẻ Đông Nam Á; 1 HCB tại giải trẻ châu Á.

Phổ biến yêu cầu giáo án cho các VĐV trước buổi tập luyện

Cùng với vật, điền kinh, cờ vua, taekwondo và karatedo, bơi - lặn là bộ môn thể thao được xếp vào trọng điểm nhóm 1, được tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025. Thế nhưng, so với những trung tâm bơi lặn hàng đầu quốc gia, thậm chí với rất nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, bơi - lặn Thừa Thiên Huế vẫn chưa có bề dày thành tích. So với nhiều gương mặt trong làng bơi toàn quốc, các VĐV bơi lặn của Thừa Thiên Huế bị đánh giá còn “non”, khi kinh nghiệm thi đấu chưa nhiều và chỉ mới gặt hái thành tích chủ yếu ở các giải trẻ.

Vẫn chưa có những hy vọng đột phá với sự xuất hiện của những gương mặt nổi trội. Vậy nên, theo HLV Trần Văn Vương, mục tiêu đội tuyển bơi - lặn Thừa Thiên Huế tại Đại hội TDTT toàn quốc lần này chỉ dừng lại mức khiêm tốn là vào chung kết ở các nội dung, cự ly thi đấu để tranh chấp huy chương. Trong số các VĐV của đội tuyển bơi lặn Thừa Thiên Huế, về môn bơi có VĐV Phạm Trần Mỹ Hân (15 tuổi) thi đấu ở nội dung 50m ếch và 100m ếch; VĐV Nguyễn Thị Lài và Phạm Tuấn Anh (14 tuổi) ở nội dung 50m, 100m và 200m tự do. Về môn lặn, hy vọng tập trung dồn vào Hoàng Thị Trà My là VĐV cấp kiện tướng quốc gia.

Tích cực chuẩn bị

Ngay từ năm 2019, Ban Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh đã chỉ đạo bộ môn bơi lặn tập trung lập kế hoạch chuẩn bị lực lượng nòng cốt để chuẩn bị thi đấu các giải trong năm 2019, 2020, 2021 và hướng đến Đại hội TDTT toàn quốc năm 2022 ở cả 2 môn bơi - lặn.

Thời gian tập luyện của VĐV bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích

Năm 2020, các VĐV của Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh đã mang về cho thể thao tỉnh nhà đến 90 huy chương các loại (18 HCV, 36 HCB, 36 HCĐ) từ các giải vô địch nhóm tuổi, vô địch trẻ, vô địch các CLB, vô địch Quốc gia. Kế thừa những thành tích của năm 2020, hai VĐV trẻ, trong đó có Hoàng Thị Trà My được tập trung đầu tư để chuẩn bị cho các giải trong năm và cuối năm 2021 tham gia thi đấu giải vô địch quốc gia để tuyển chọn VĐV dự SEA Games 31. Song, do dịch COVID-19 cao điểm, là người dưới 18 tuổi chưa được tiêm vắc-xin nên cả hai đã không được tham gia thi đấu tuyển chọn.

Tuy nhiên, cũng rất đáng nói, mặc dù trong tình hình diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, nhưng tham gia Giải Bơi - lặn vô địch Quốc gia 2021 tổ chức tại TP. Đà Nẵng từ ngày 20 đến 30/12/2021, đội tuyển bơi - lặn Thừa Thiên Huế giành được 2 HCV và 2 HCB. Đây là giải đấu quan trọng, đóng vai trò cơ sở để tuyển chọn vận động viên cho đội tuyển bơi - lặn tham dự SEA Games 31, có sự tham gia của VĐV bơi - lặn hàng đầu quốc gia như Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Quý Phước…

Mới đây, tại Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Giải Bơi - lặn vô địch các nhóm tuổi Quốc gia năm 2022, quy tụ sự hiện diện của hơn 300 VĐV bơi và gần 230 VĐV lặn của 37 đoàn các tỉnh, thành, ngành, các CLB, trung tâm TDTT trong cả nước, tranh tài ở 203 bộ huy chương (lặn 76 bộ, bơi 127 bộ). VĐV Hoàng Thị Trà My lập kỷ lục Nhóm tuổi trẻ quốc gia 50m lặn chân vịt đôi. VĐV trẻ Võ Minh Nhật thi đấu nhóm tuổi 12 - 13 đã đoạt 3 HCB ở các nội dung: 100m - 200m chân vịt đôi và 100m vòi hơi chân vịt.

Đang trong giai đoạn nước rút, nhưng công tác chuẩn bị của Ban huấn luyện bộ môn cũng như VĐV gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù của môn bơi - lặn là phải tập luyện theo chu kỳ kế hoạch liên tục cả năm. Tuy nhiên, tất cả các VĐV bơi - lặn học văn hóa ở các trường đều theo chương trình kế hoạch chung của nhà trường, và phải học 2 buổi/ngày nên ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tập luyện. Buổi sáng, các em chỉ tập từ 5h đến 6h, sau đó phải đi học. Buổi chiều đi học về, các em lại phải nhanh chóng bước vào luyện tập và cũng chỉ đến được 19h. Lịch trình này rất ảnh hưởng đến sự hồi phục thể lực, chưa kể việc học của các em cũng bị nhiều áp lực. Đáng nói là, thời gian tập luyện bị hạn chế rất nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích của các VĐV.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top