Thể thao

Sôi nổi ngày hội đua ghe truyền thống lần thứ 34 mừng Quốc khánh

ClockThứ Bảy, 02/09/2023 13:13
TTH.VN - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), sáng 2/9, trên sông Hương, đoạn trước cổng trường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 34 năm 2023.

Sôi động giải đua ghe trên sông Như ÝNô nức giải đua ghe truyền thống huyện Phú Vang năm 2023Khai mạc giải đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ II -2023

 Các đội đua xuất phát tranh tài 

Giải đua ghe truyền thống năm nay thu hút hơn 300 vận động viên của 9 huyện, thị xã, thành phố Huế… Mỗi đội đua tham gia tranh tài theo thể lệ hai vòng bốn tráo (độ cúng, độ tiền và độ phá) với nội dung đua ghe truyền thống; riêng độ cúng và độ phá là ba vòng sáu tráo với cự ly 1.000m nam và 500m nữ. Các đội đã tranh một giải phá (thể hiện sức mạnh tập thể của những VĐV đua ghe); một giải cúng (đội chiến thắng được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn cho dân làng) và tám giải tiền (bốn giải tiền nữ và bốn giải tiền nam).

Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân khắp các huyện, thị xã, thành phố tại Thừa Thiên Huế cùng du khách trong và ngoài nước nô nức hội tụ về cùng reo hò náo nhiệt, sôi động ở hai bên bờ sông Hương để cổ vũ cho những tay chèo trổ tài trong ngày hội đua ghe truyền thống.

Giải đua ghe không chỉ là cuộc thi tài thể thao mà là hoạt động truyền thống mang tính văn hóa sâu sắc, được tổ chức định kỳ hằng năm chào mừng Ngày lễ Quốc khánh của đất nước. Ngoài việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đây còn là sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh của Huế đến với du khách. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đồng thời duy trì và phát triển phong trào tập luyện môn thể thao truyền thống của dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa thể thao của địa phương và dân tộc.

Ngày Tết Độc lập ở Huế năm nay diễn ra trong tiết trời đẹp. Khán giả mỗi lúc một đông, nườm nượp kéo về hai bên bờ sông Hương chen chân nhau xem, cổ vũ cho các đội đua. Những tràng pháo tay vang lên không ngớt cùng tiếng hò reo náo nhiệt trên bờ khiến giải đua càng lúc càng hấp dẫn. Dưới sự reo hò, cổ vũ của người dân và du khách, các đội đua ghe và thuyền rồng đã tranh đua càng thêm gay cấn, quyết liệt. Sông Hương vốn bình lặng trở nên nhộn nhịp, dậy sóng trong ngày hội. Đặc biệt, các đội đua ghe nữ cũng quyết liệt không kém.

Ngày hội đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế được duy trì và phát triển liên tục từ nhiều năm nay, là hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa, nêu cao tinh thần thượng võ, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, qua đó nhằm phát triển môn đua ghe, đua thuyền rồng trong nhân dân để nâng cao sức khỏe, rèn luyện kỹ năng trên sông nước của người dân.

Sau đây là một số hình ảnh tại giải đua ghe truyền thống lần thứ 34:

Giải đua truyền thống lần thứ 34 thu hút hơn 300 vận động viên 
 Các đội lộn vè 
So kè từng mũi ghe trên sông  
Thu hút hàng ngàn khán giả xem và cổ vũ 
 Về đích 
 Mặc trời nắng nóng vẫn nhiệt  tình cổ vũ 
 Ngày hội đua ghe truyền thống trở thành ngày hội của tết Độc lập 

 

 


THÁI BÌNH- ĐÌNH HOÀNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Trường THPT Phú Bài đoạt 2 giải Nhất cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật

Chiều 8/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức tổng kết các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia” và “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Trường THPT Phú Bài đoạt 2 giải Nhất cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật
Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Return to top