Thể thao quốc tế

“Dị nhân” trên đường chạy

ClockThứ Tư, 17/08/2016 14:18
TTH - VĐV Usain Bolt được mệnh danh là người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới hiện nay. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi có được danh hiệu trên, Usain Bolt đã từng gặp phải những vấn đề về sức khỏe và cơ thể. Thế nên, để lý giải những thành tích mà Usain Bolt đã đạt được, mọi người đành phải gọi Usain Bolt là dị nhân.

 

“Dị nhân” Usain Bolt. Ảnh: Internet​

Hồi còn nhỏ khi bắt đầu lựa chọn điền kinh, Bolt đã gặp các vấn đề về cột  sống. Chúng buộc anh phải sử dụng liệu pháp “Chiropractic”, một phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay dựa vào cơ chế sinh - cơ học của đĩa đệm. Chưa hết, nhiều chuyên gia đã phải ngạc nhiên về việc Bolt đi ngược lại những quy luật tự nhiên bởi chiều cao 1m95 cùng khổ chân 13 của anh không phải những chỉ số lý tưởng cho các vận động viên chạy cự ly ngắn. Chiều cao lý tưởng của một VĐV chạy ngắn dao động trong khoảng 1m84 trở xuống, các ngôi sao điền kinh thế giới khác, như Justin Gatlin cao 1m85, Tyson Gay 1m78, Yohan Blake 1m80… đều được cho là có thể hình lý tưởng hơn Bolt. Tuy nhiên, chưa một ai trong số họ có thể chạm tới ngưỡng tốc độ Bolt từng đạt được. Không dừng lại ở đó, Bolt còn được biết đến với chứng vẹo xương sống, hơi cong về bên phải, khiến anh một chân ngắn, một chân dài. Giáo sư John Manning của trường đại học Northumbria ở Newcastle từng công bố nghiên cứu cho thấy những người có đôi chân, nhất là hai bên đầu gối phát triển cân đối hơn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong thi chạy. Những ai theo dõi Usain Bolt đều thấy “Tia chớp” người Jamaica có cú xuất phát khá bình thường. Thậm chí ở những mét đầu tiên anh không có nhiều vượt trội so với đối thủ. Tuy nhiên càng về sau Bolt càng bứt tốc mạnh mẽ và đến những mét cuối thường bỏ cách các đối thủ một đoạn. Ngay như khi giành tấm HCV 100m Olympic 2016.  Usain Bolt cũng xuất phát không nhanh hơn những Gatlin, Blake. Thời gian phản ứng của anh trong vòng thi chung kết là 0,155 giây đứng thứ 7/8 VĐV góp mặt (chỉ hơn Ben Yossef 0,156  giây). Xuất phát chậm áp chót, nhưng Bolt bứt tốc vượt qua Justin Gatlin (Mỹ) ở 20m cuối cùng và về đích với thời gian 9 giây 81. Anh vẫn còn cách xa kỷ lục thế giới 9 giây 58 của mình, nhưng Bolt quá áp đảo so với phần còn lại của thế giới điền kinh. Anh trở thành VĐV Olympic đầu tiên đoạt HCV ở nội dung 100m qua 3 kỳ Thế vận hội liên tiếp.

Nguyên nhân được lý giải cho việc “Tia chớp” luôn xuất phát chậm nhưng tăng tốc cực mạnh ở đoạn giữa và về đích trước được các nhà sinh học chỉ ra: Trong Bolt có những biến thể R của gene ACTN3 sinh ra nhiều sợi cơ co nhanh giúp cho anh có khả năng tăng tốc khủng khiếp. Về khoa học, người ta giải thích tài năng của Usain Bolt là như vậy, nhưng trong đời thường, mọi người vẫn thích dùng từ “Dị nhân” để nói về Usain Bolt .

Ngự Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dị nhân”xứ Huế

Đó là những con người cứ đắm đuối mê say, cả một đời lao vào nghiên cứu, viết lách, kể chuyện Huế. Có người thì làm rất bài bản; có người thì chỉ đơn giản “vì Huế mà tôi làm vậy”....

“Dị nhân”xứ Huế
Hẹn gặp lại ở Tokyo

Hôm qua, Olympic 2016 chính thức khép lại. Trong hành trình kéo dài nửa tháng, người hâm mộ thể thao thế giới đã tận hưởng những cuộc tranh tài hấp dẫn, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi chứng kiến không ít những giọt nước mắt hạnh phúc lẫn tiếc nuối của các vận động viên.

Hẹn gặp lại ở Tokyo
Hoàn thành nhiệm vụ

Nhờ cú nước rút “xé gió”, Usain Bolt cán đích đầu tiên với thời gian 19 giây 78 qua đó bảo vệ thành công tấm HCV ở nội dung chạy 200m nam Olympic.

Hoàn thành nhiệm vụ
Sau Phelps đến lượt Bolt

Tấm HCV nội dung thi đấu tiếp sức 4 x 100 mét hỗn hợp nam là tấm huy chương cuối cùng mà Michael Phelps giành được. Sau những kỳ tích của Phelps, Olympic 2016 lại chứng kiến những màn thi đấu ấn tượng của huyền thoại môn điền kinh người Jamaica, Usain Bolt.

Sau Phelps đến lượt Bolt
Return to top