Thể thao trong nước

Bóng chuyền với giấc mơ xa

ClockChủ Nhật, 07/07/2024 07:15
TTH - Một đội bóng chuyên nghiệp vẫn còn là mơ ước, nhưng bóng chuyền Thừa Thiên Huế đang cho thấy những chuyển biến tích cực.

Xác định 4 đội bóng miền Trung tham gia vòng chung kết Giải bóng chuyền sinh viên toàn quốc năm 202310 đội bóng tranh tài tại Giải bóng chuyền sinh viên toàn quốc khu vực 2Nhìn qua hàng xóm mà lo

Bóng chuyền Huế đang cho thấy những chuyển biến tích cực 

Hội tụ nhiều anh tài

Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Thể thao vì sức khỏe cộng đồng “Hue Sports Festival” năm 2024 là Giải Bóng chuyền nam, nữ các Câu lạc bộ (CLB) Bóng chuyền mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Lần thứ 2 được tổ chức, giải đấu quy tụ 9 đội nam và 5 đội nữ; trong đó có nhiều CLB ngoài tỉnh đến tham dự.

Kết quả thi đấu và xếp hạng, ở nội dung nam, chức vô địch thuộc CLB Đất Thép 74 đến từ Quảng Trị, á quân là CLB Volleyball Sơn Hà (Quảng Nam) và thứ ba thuộc về CLB Hải Sport (Quảng Bình). Ở nội dung nữ, các vị trí nhất, nhì và ba thuộc về CLB Báo Hồng (Đắk Lắk), FC Lệ Thủy (Quảng Bình) và Tinh dầu NEO (Huế). Không chỉ được ghi nhận ở sự chuyên nghiệp hơn cả về chuyên môn lẫn công tác tổ chức, điều hành các trận đấu, Giải Bóng chuyền nam, nữ các CLB Bóng chuyền mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 còn được ghi nhận ở chất lượng vận động viên tham dự.

Đội vô địch nam là CLB Đất Thép 74 có VĐV Nguyễn Hữu Thiệu từng ở đội tuyển Thể Công và cũng là VĐV tấn công xuất sắc nhất ở giải đấu này, VĐV Phú Giáp từng thi đấu cho tuyển trẻ của Biên Phòng. Đội vô địch nữ là CLB Báo Hồng có Trần Thị Thanh Thảo (cựu sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế), H Giô Na Byă và Lý thị Thân, cả 3 đều là những VĐV chuyên đi đánh phủi tại các giải phong trào ở nhiều nơi.

Nhân tố học đường

Bóng chuyền Thừa Thiên Huế qua giải đấu này đang ở vị trí rất khiêm tốn. Tuy nhiên, đáng nói ở bóng chuyền Huế là góp mặt của các đội bóng đến từ các trường đại học thuộc Đại học Huế, gồm Trường đại học Y - Dược, Kinh tế và Sư phạm. Trường đại học Y - Dược tham gia ở cả 2 nội dung nam và nữ. Nếu ở đội nam tham gia chỉ với với tinh thần giao lưu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, quyết tâm thi đấu hết mình để mang về những thành tích tốt nhất, thì với đội nữ, đó là nhiệm vụ bảo vệ thành công chiếc cúp danh giá mà họ đã giành được trước đó một năm.

Bước ra từ sân chơi Đại học Huế, các cô gái ngành y rất tự tin thể hiện mình ở sân chơi lớn hơn. Chiến thắng kịch tính 3 - 2 trước các cô gái Quảng Bình đã giúp họ lên ngôi đầy thuyết phục ở mùa giải đầu tiên. Khán giả chưa quên, với những cú đập bóng sấm sét, đội trưởng Linh Nhi đã trở thành VĐV tấn công xuất sắc nhất. Đáng tiếc năm nay, họ không có mặt trong số 3 đội mạnh nhất giải. Dù chỉ là CLB thể thao nằm trong nhà trường, nhưng CLB Bóng chuyền Trường đại học Y - Dược đã có cách tổ chức khoa học và hiệu quả trong tuyển chọn thành viên, tổ chức tập luyện và tham gia các giải thi đấu.

Giải Bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế đến nay đã tròn 25 lần tổ chức. Giải Bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế lần thứ XXV thu hút 10 đội bóng chuyền nam và 9 đội bóng chuyền nữ đến từ 11 đơn vị trực thuộc. Theo ban tổ chức, phong trào tập luyện bóng chuyền tại các trường ĐH tại Huế thời gian qua khá sôi nổi. Trước giải đấu, các đội dành nhiều thời gian tập luyện. Giải đấu diễn ra hấp dẫn, chất lượng chuyên môn cao. Đây được xem là bệ đỡ và là hạt nhân phát triển phong trào bóng chuyền ở Thừa Thiên Huế. 

Hy vọng

Trở lại với Giải Bóng chuyền nam, nữ các CLB mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Đội CLB nữ Trường đại học Y - Dược đã không thể bảo vệ được chức vô địch đã giành được trước ở giải đấu lần đầu tiên được tổ chức. Ba vị trí xếp đầu bảng nam không có đội bóng nào đến từ Thừa Thiên Huế. CLB Tinh dầu NEO mang thương hiệu Huế an ủi với vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng nữ cho thấy phần nào chất lượng khiêm tôn của bóng chuyền vùng đất Cố đô.

Rõ ràng, chưa thể sánh bằng nhiều địa phương trong khu vực bởi hơn 30 năm qua kể từ ngày tái lập, Thừa Thiên Huế không có đội tuyển bóng chuyền chuyên nghiệp tham gia các giải lớn quốc gia. Thế nhưng, phong trào tập luyện bóng chuyền khá sôi nổi. Tận dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có, nhiều đơn vị thành lập các đội, nhóm, câu lạc bộ tập luyện và tổ chức giải, duy trì thành các giải truyền thống. Đặc biệt với tư cách là chủ nhà sân chơi lớn như Giải Bóng chuyền nam, nữ các CLB mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế, bóng chuyền đã phát đi những tín hiệu vui. Hy vọng có được những chuyển biến tích cực trong tương lai không xa.

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm
Return to top