Thể thao trong nước

“Khai phá” tiềm năng thể hình

ClockThứ Hai, 15/04/2019 11:34
TTH - Với khoảng 30 CLB thể hình đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng trung bình 200 người theo tập ở mỗi một CLB, Huế đã và đang cho thấy tiềm năng của bộ môn này, cả ở phong trào lẫn đỉnh cao.

Chuyện ở phòng tập thể hình

Tập thể hình thu hút giới trẻ

Tiềm năng

Bây giờ, số người không đủ tiền đi tập thể hình chắc đếm không quá mười đầu ngón tay. Vào phòng tập, không còn cái cảnh “trà trộn”, chắp vá giữa tạ xi - măng với tạ sắt, thay vào đó là những trang thiết bị đồng bộ hiện đại, bóng loáng, đủ các chủng loại: máy chạy bộ, ghế tập cơ bụng, ghế đẩy tạ nằm, ghế đẩy tạ đơn, dàn tạ đa năng, xe đạp tập thể lực... chẳng thiếu cái nào.

Nhưng thời điểm năm 1993, đâu không biết chứ ở Huế, lứa 7X, 8X đời đầu nghe ai đi tập thể hình là “ghê” lắm. Bởi, bên cạnh chuyện “đào” đâu ra tiền đi tập, để duy trì chế độ dinh dưỡng tương xứng với cường độ tập luyện, mức đốt cháy kalo hàng ngày càng là chuyện “mơ cũng không thấy”.

Lý do nhắc thời điểm năm 1993 vì đó cũng là năm “trình làng” giải vô địch quốc gia lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh và tại giải này, Huế có 4 VĐV tham gia. Tuy chỉ giành được 1 HCĐ, nhưng với địa phương mới phát triển phong trào thể hình như Huế thì thành tích đó phần nào cho thấy tiềm năng về bộ môn này cả ở nội dung Classic (gồng để khoe cơ bắp) và Fitness (tạo dáng nhưng không được gồng).

Khoe cơ bắp tại giải vô địch thể hình các CLB Thừa Thiên Huế lần I-2018

Anh Nguyễn Đông, Chủ nhiệm CLB thể dục thể hình – Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh chia sẻ, sau khi Huế có VĐV tham dự giải vô địch quốc gia thời gian ngắn, phong trào thể hình ở Huế lan tỏa mạnh. Và những năm sau đó, mỗi lần thi đấu, dù không được đầu tư bài bản như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, nhưng Huế luôn nằm trong top 10 toàn quốc.

“Hiện tại, vị thế của VĐV thể hình Huế ở các giải đỉnh cao không giảm sút. Còn về phong trào, chỉ tính riêng 30 CLB đầu tư trang thiết bị hiện đại (từ 1-3 tỷ đồng), thì mỗi CLB trung bình có 200 người đến tập luyện thường xuyên. Đáng nói, trong số những người theo tập, có không ít nhân tố đủ khả năng dự tranh ở các giải vô địch thể hình toàn quốc.

Vừa là VĐV và là HLV thể hình nhiều năm kinh nghiệm, anh Đông nhận định, thời điểm này, nếu thi đấu ở giải vô địch, Huế có 4 VĐV có khả năng tranh chấp huy chương (Nguyễn Đông, Tuấn Anh, Quốc Long, Văn Hiến), còn giải trẻ có từ 6-8 VĐV. Tuy nhiên, ngoài bản thân anh Nguyễn Đông còn khoác áo tỉnh nhà ở các giải được Tổng cục TDTT (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) mời tham dự, những VĐV còn lại đều đã và đang đầu quân cho nơi khác. Đây quả là một đáng tiếc cho thể thao Cố đô.

Xã hội hóa huy chương

Để trở thành VĐV thể hình chuyên nghiệp, ngoài tố chất cơ thể (khung xương, mật độ cơ bắp tự nhiên…), người theo đuổi bộ môn này cần có lòng đam mê, chịu khó. Như lời anh Nguyễn Đông, Huế có rất nhiều người hội đủ những yếu tố này. Đáng tiếc, trong khi nhiều tỉnh, thành từ lâu đã thành lập bộ môn thể hình để hướng đến thi đấu chuyên nghiệp, như: Gia Lai, Vũng Tàu, An Giang, Đồng Nai, Nha Trang, Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… thì Huế không tận dụng lợi thế sẵn có.

Điều này cũng là nguyên nhân khiến không ít VĐV thể hình Huế đầu quân nơi khác để có điều kiện, động lực tiếp tục phát triển năng lực bản thân. Trong đó, đáng tiếc nhất là Trương Quốc Long – VĐV khoác áo Đà Nẵng giành 1 HCV, 1 HCB ở giải vô địch thể hình châu Á 2018, hay những cái tên đầy tiềm năng ở các giải trẻ, như: Hoài Nam, Thành rambo (TP. Huế); Duy Tịnh (Thuận An – Phú Vang)… đang khoác áo TP. Hồ Chí Minh.

“Với điều kiện hiện tại, việc thành lập bộ môn dường như không khả thi. Tuy nhiên, từ tiềm năng sẵn có, nếu tỉnh, ngành thể thao đồng ý xã hội hóa huy chương thì 2-3 năm sau, thể hình Huế sẽ có tiếng nói trên bản đồ thành tích quốc gia”, anh Đông tự tin.

Xã hội hóa huy chương, như lời anh Nguyễn Đông, là với mong muốn góp phần cống hiến cho thành tích thể thao tỉnh nhà, không ít người ở các CLB thể hình tự nguyện chịu mọi chi phí mua sắm trang thiết bị, chế độ dinh dưỡng, mời HLV trong thời điểm tập luyện và chi phí ăn ở, di chuyển trong thời gian thi đấu. Khi giành huy chương, tỉnh, ngành thể thao có mức thưởng theo cấp độ vàng, bạc, đồng tương ứng với mức thưởng của Tổng cục TDTT đề ra.

Tháng 11/2018, lần đầu tiên người hâm mộ bộ môn này được chứng kiến cuộc so tài giữa các VĐV tại giải vô địch thể hình các CLB Thừa Thiên Huế. Và sau giải đấu đó, dù bằng mắt thường của người “ngoại đạo”, nhưng có không ít người đồng tình với nhận định, tiềm năng thể hình của Huế rất đáng để khai phá.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ khuyết tật tự tin tỏa sáng

Sáng 18/10 tại khách sạn Park View (TP. Huế), các tiết mục ca múa đặc sắc của chị em phụ nữ khuyết tật đã mang đến không khí sôi nổi và rộn ràng cho Hội thi văn nghệ nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024).

Phụ nữ khuyết tật tự tin tỏa sáng
Tổ chức học tập mô hình nuôi ba ba cho hội viên nông dân

Ngày 1/10, tại huyện Phú Vang, Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp tỉnh tổ chức sinh hoạt quý III/2024. Tham dự sinh hoạt có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, đại diện Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; các thành viên Câu lạc bộ (CLB) nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và đại diện CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi huyện Phú Vang.

Tổ chức học tập mô hình nuôi ba ba cho hội viên nông dân
Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

Sáng 29/9, Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Sách và Văn hóa Huế” tại 23 - 25 Lê Lợi (TP. Huế) nhằm thực hiện các hoạt động về sách và văn hóa.

Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế
Câu lạc bộ Guitar Y - Dược và đêm nhạc Giao

Tối 8/6 tại trường Đại học Y Dược Huế diễn ra đêm nhạc “Giao” thuộc chuỗi chương trình “Guitar Đam mê” do Câu lạc bộ (CLB) Guitar Đại học Y - Dược phối hợp CLB Guitar Fingerstyle Huế và ĐA: MÊ Café tổ chức thường xuyên.

Câu lạc bộ Guitar Y - Dược và đêm nhạc Giao
Return to top